ở quê, nhưng vẫn giữ được kiếm ở thế I’ai. Hồi ở Yashiki của lãnh địa trên
Ōsaka, cũng có lúc tôi tập đánh ầm ầm ngay trong trường Ogata. Sau đó,
khi lên Edo, từ khi thiên hạ thịnh hành thuyết Nhưỡng di, tôi bỏ tập I’ai và
bắt đầu giã gạo theo cách đã nhớ được từ ngày xưa. Thỉnh thoảng, tôi có
đem ra làm. Năm Minh Trị thứ ba (1870-ND), tôi bị ốm nặng. Sau đó, làm
cách nào người cũng không trở lại như trước được.
Uống hết ký ninh
Năm đó hay năm sau nữa thì đại sứ Iwakura đi châu Âu. Cậu bạn thân
Naga'yo Sensai cũng được lệnh đi cùng. Gần đến lúc lên đường, cậu ta đến
chỗ tôi tạm biệt và rút trong túi ra một lọ ký ninh bảo: “Bệnh của anh nặng.
Mặc dù đã hồi phục, nhưng năm sau, mùa này, nếu có sự cố gì thì chắc
chắn sẽ phải dùng đến thuốc. Đây là thuốc ký ninh tốt nhất, ở hiệu thuốc
không có đâu. Tôi cho anh đấy. Anh hãy giữ cẩn thận. Trong khi tôi đi
vắng, anh nhớ lấy mà dùng!".
Thực ra vì thân thiết, nên cậu ta mới nói như thế, nhưng tôi lại không lấy
làm mừng. “Cậu đừng nói chuyện vớ vẩn ấy đi cho tôi nhờ! Thân tôi đã
hoàn toàn bình phục mà còn cần đến thuốc à? Chẳng hay ho gì cả! Tôi
không lấy đâu!". Tôi bảo như vậy thì cậu Naga'yo cười: “Anh không biết,
đừng có mà nói. Chắc chắn sẽ giúp ích cho anh đấy, cứ im lặng mà lấy đi!".
Cậu ta nói, đưa thuốc cho tôi và chia tay. Nhưng quả đúng, trong thời gian
cậu Naga'yo đi vắng, tôi nhiều lần phát sốt, cứ ký ninh và lại ký ninh, uống
hết một lọ mà sức khỏe vẫn không bình phục lại được.
Không lụy bệnh tật
Theo anh bạn bác sĩ tên là Simmons ở Yokohama, thứ mà khi mặc sẽ bó
vào người là vải flannel. Vì thế, áo và khăn quấn đùi, tôi cũng làm bằng vải
flannel, lớp trong của tất cũng nhờ làm thêm một lớp flannel. Tôi trùm toàn
thân, mà không thấy hiệu quả gì. Trong khi đó, tôi lại bị cảm, rét run bần
bật và nhiệt độ trong người tăng.