đặc biệt vào chữ "tôi"; rõ ràng là lão tin rằng đức trung thực "của lão", lời
nói "của lão" là những bảo đảm chắc chắn nhất. - Mà tốt hơn hết là tôi viết
ngay bây giờ. Ông chịu khó ngồi chơi tạm một chút.
Lão lại gần bàn và bắt đầu viết. Nekhliudov không ngồi, đưa mắt nhìn cái
trán hẹp và nói, cái bàn tay to, nổi gân xanh đang đưa nhanh ngòi bút, và
lấy làm lạ rằng con người nầy, vốn dửng dưng với tất cả mọi sự, nay lại chú
ý quá đáng tới việc nầy. Tại sao vậy?
- Đây! - Toporov vừa nói vừa dán phong thư lại. - Ông báo tin cho "khách
hàng" của ông đi, lão nói thêm, môi chúm lại làm ra vẻ mỉm cười.
Nekhliudov cầm lấy chiếc phong bì và hỏi:
- Nhưng vì lẽ gì những người nầy đã phải chịu đau khổ.
Toporov ngẩng đầu lên và mỉm cười, dường như câu hỏi của Nekhliudov
làm lão hài lòng.
- Cái đó tôi không thể nói với ông được. Điều duy nhất tôi có thể trả lời ông
là những quyền lợi quốc gia, mà chúng tôi bảo vệ, rất đỗi quan trọng, nên
đối với những vấn đề tín ngưỡng, nếu có lòng nhiệt thành quá đáng dù cũng
không đáng sợ và không hại bằng cái thái độ hiện nầy đang phổ biến là
dửng dưng quá đỗi đối với những vấn đề nầy.
- Nhưng cớ làm sao người tả lại lấy danh nghĩa tôn giáo để vi phạm đến
ngay cả những yêu cầu cơ bản của đạo nhân nghĩa, làm tan nát nhiều gia
đình như vậy?
Toporov vẫn mỉm cười, khoan dung, ra vẻ cho rằng những điều Nekhliudov
nói thật dễ thương. Nekhliudov nói gì thì nói, từ trên địa vị cao cả chính
quyền của lão, như lão nghĩ, vẫn chỉ thấy những lời nói đó dễ thương và
thiên lệch.
- Cứ theo như quan điểm cá nhân thì sự thể có thể hình dung như vậy được
đấy, nhưng theo quan điểm của Nhà nước, thì sự thể có khác ít nhiều. Thôi,
xin kính chào ông. - Toporov vừa nói vừa cúi đầu chào và chìa tay ra bắt.
Nekhliudov lặng lẽ nắm lấy rồi vội vã đi ra, lòng ân hận là đã trót nắm lấy
bàn tay ấy.
"Quyền lợi quốc gia?" - Chàng chắc lại những lời nói của Toporov. Chàng
nghĩ, trong khi bước ra khỏi nhà Toporov. Và chàng ôn lại một lượt trong