Từ ngày đầu phong trào cách mạng ở Nga, nhất là từ ngày 1 tháng 3(1),
Nekhliudov thấy khinh ghét những người cách mạng. Chàng phẫn nộ trước
hết vì thủ đoạn độc ác và ám muội họ đã dùng trong cuộc đấu tranh chống
chính phủ, và nhất là những vụ ám sát tàn khốc họ đã làm; sai nữa, chàng
cũng ghét cái vẻ tự cho mình là quan trọng, là nét chung nổi bật ở họ.
Nhưng khi quen biết họ thân mật hơn và thấy được những nỗi đau khổ oan
ức của họ do chính quyền gây ra thì chàng thấy họ không thể làm khác
được.
Tuy các hình phạt mà gọi là tù thường phạm vẫn phải chịu cũng đã rất là vô
lý và kinh khủng, nhưng dù sao trước và sai khi xử án cũng còn có cái vẻ
công lý. Đối với tù chính trị thì cả đến cái vẻ đó, Nekhliudov thấy cũng
không còn nữa, như trong trường hợp Suxtova, và sai nầy ở trường hợp
nhiều người khác anh mới quen.
Những người nầy bị đối xử như cá mắc lưới, người ta kéo tuột cả họ lên bờ
chọn bắt lấy những con lớn, còn những con nhỏ để chết khô, mặc xác. Có
hàng mấy trăm người, không những hiển nhiên là vô tội, mà còn chẳng
nguy hại gì cho Chính phủ đã bị bắt, bị giam, có khi hàng năm trong ngục;
ở đó, họ mắc bệnh lao, phát điên hay tự tử, người ta giam họ chỉ vì không
có cớ để thả họ ra; vả lại, người ta cho rằng cứ nhốt họ trong đấy để nắm họ
sẵn trong tay để khi điều tra hay thẩm vấn một vấn đề nào đó có thể đem ra
dùng làm nhân chứng. Ngay đến những kẻ cầm quyền cũng thấy số phận
của những người vô tội đó thường là tuỳ thuộc ở tính dộc đoán, sự nhàn hạ,
tính tình bất thường của viên sĩ quan hách dịch hoặc cảnh sát gã mật thám,
viên chưởng lý hay thẩm phán, hay viên tỉnh trưởng, bộ trưởng. Có khi một
viên chức nào đó thấy buồn hoặc muốn chơi trội, thế là hắn ra lệnh bắt bớ
một loạt, rồi hoặc bỏ tù, hoặc thả ra, tuỳ theo ý thích của hắn, hay ý thích
của cấp trên. Còn quan lại cấp cao hơn cũng vậy, tuỳ ở chỗ họ muốn tỏ ra
xuất chúng hay vì quan hệ nào đó với một ngài bộ trưởng, họ đầy ải người
sang tận đầu bên kia thế giới, hoặc giam vào ngục tối, hoặc phát vãng, hoặc
xử khổ sai, xử tử hình, hoặc tha bổng theo yêu cầu của một bà nào đó.
Tù chính trị bị đối xử như trong chiến tranh và dĩ nhiên, những người nầy
cũng trả miếng lại như vậy. Cũng như quân nhân thường sống trong một