GIÁO CỤ MÀU SẮC
Sau khi tiến hành hành loạt các thực nghiệm trong thời gian dài đối với
những trẻ em bình thường, tôi quyết định sử dụng giáo cụ như trong phần
sắp trình bày dưới đây để hỗ trợ trẻ em nhận biết màu sắc, tức là bồi dưỡng
khả năng cảm nhận màu sắc cho trẻ em (trong chương trình cho trẻ em
khiếm khuyết, như trong tài liệu trước đây đã đề cập đến, tôi từng chọn bảng
giáo cụ lắp ghép bằng gỗ, hình tròn, được nhuộm đủ các màu). Loại giáo cụ
cuối cùng được chọn dùng là một bộ giáo cụ trông tựa như bảng trang trí,
bốn cạnh xung quanh được quấn sợi tơ màu sắc tươi sáng. Hai đầu của tấm
gỗ đều có các đường gờ nhô ra, vì vậy màu sắc không tiếp xúc với mặt bàn,
hơn nữa khi sử dụng cũng không chạm vào sợi tơ màu. Như vậy, giáo cụ sẽ
giữ được màu tươi sáng trong thời gian dài.
Tôi đã chọn được 9 tông màu, mỗi màu lại chia thành 7 mức độ màu khác
nhau, như vậy tổng cộng sẽ có 63 màu sắc trên bảng gỗ. 9 màu này bao
gồm: màu xanh lục, màu xám (màu trung gian giữa màu trắng và màu đen),
màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh lam, màu tím, màu nâu và màu
hồng.
Luyện tập: chọn 3 tông màu ở cấp độ màu mức cao nhất, rực rỡ nhất như
màu đỏ, màu xanh lam và màu vàng. Lấy hai bảng gỗ có màu sắc giống
nhau bày ra trên chiếc bàn nhỏ trước mặt trẻ em. Chọn lấy một màu trong
một bảng, sau đó yêu cầu trẻ tìm trong bảng còn lại một miếng màu có màu
sắc hoàn toàn giống với miếng màu của tấm bảng kia. Đem hai bảng gỗ có
các màu giống nhau để song song, cứ như vậy, xếp các miếng màu của hai
bảng thành hàng theo cặp màu, từng bước cho trẻ em tiếp xúc với màu mới,
cho đến khi cả 9 tông màu – tức là 18 miếng màu đều đã tìm được và xếp
hết lên bảng. Tiếp sau, yêu cầu của bài luyện tập có thể đổi thành tìm ra các
cặp miếng màu sẫm nhất của các gam màu.
Tiếp theo cho trẻ xem 2, 3 miếng gỗ cùng màu nhưng độ đậm nhạt khác
nhau, trong số các màu, chọn ra một màu tươi nhất, một màu sẫm nhất, một
màu trung gian giữa hai màu sáng và sẫm đó. Nhiệm vụ của trẻ là cần sắp