Chương 10
KĨ NĂNG GIẢNG DẠY
Muốn trở thành người dẫn dắt, người bảo hộ đúng với vai trò của
mình, giáo viên cần phải cố gắng rèn luyện. Dù biết rằng giai đoạn
khởi đầu và giai đoạn thay đổi ở mỗi người mỗi khác, nhưng nhiều khi
người giáo viên cũng không dám chắc rằng liệu trẻ em đã đủ khả năng
để có thể chuyển từ giai đoạn này sang một giai đoạn khác hay chưa.
GIAI ĐOẠN 1: THỰC HIỆN
M
ục tiêu nổi bật: Khi lên lớp hoặc khi giúp đỡ trẻ em sử dụng giáo cụ cảm
giác, giáo viên cần ý thức được một thực tế sau: cách li trẻ với mọi thứ bên
ngoài, cần làm cho mọi sự chú ý của trẻ em hoàn toàn chỉ tập trung vào bài
giảng. Vì thế, giáo viên cần phải sắp xếp bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ, chỉ
đặt lên trên giáo cụ dạy học cần dùng đến.
Thao tác chính xác: Khi xếp giáo cụ cho trẻ em, sự giúp đỡ chủ yếu của
giáo viên đối với trẻ em là dạy trẻ cách sử dụng giáo cụ như thế nào. Giáo
viên nên tự tay làm mẫu một, hai lần trước, ví dụ, lấy thanh gỗ hình trụ tròn
ra trước, làm lộn xộn thứ tự của chúng, sau đó lại từng bước đặt về vị trí cũ,
trong quá trình này cũng có thể sẽ xảy ra sai sót. Hoặc là đem các ống chỉ
màu cần phối màu trộn lẫn vào nhau, sau đó dùng phương pháp thích hợp,
tức là với điều kiện không chạm vào sợi tơ, tuỳ ý cầm lên một ống, đặt vào
bên cạnh ống chỉ màu có màu phù hợp với nó...
Khơi dậy sự chú ý: Khi đưa ra một đồ vật cho trẻ em, khuôn mặt giáo
viên không nên thờ ơ, không cảm xúc, mà nên tỏ ra vô cùng thích thú đối