PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI - Trang 104

Chương 5

KHÁM PHÁ GIÁO CỤ TRẺ EM

Thông qua giáo cụ để hạn chế sai sót của bản thân, giúp cho trẻ em có
thể sử dụng tối đa khả năng suy đoán và khả năng suy xét để đưa ra
quyết định của mình, không chỉ như vậy, việc này còn khuyến khích
chúng tìm kiếm những năng lực khác biệt.

G

iáo cụ mà chúng ta sử dụng để giúp trẻ em phát triển cảm giác đều có

nguồn gốc ra đời riêng của nó. Có thể nói, một phần trong số đó bắt nguồn
từ những giáo cụ đã được sử dụng khi giáo dục cho trẻ em chậm phát triển
và trẻ em bị khiếm khuyết thần kinh của hai bậc thầy là Itard và Séguin, một
phần khác là những dụng cụ đã được sử dụng trong thực nghiệm tâm lí,
ngoài ra còn một phần là giáo cụ do tôi thiết kế cho thực nghiệm của mình
thời kì đầu. Những phản ứng, phương thức sử dụng, tần suất sử dụng của trẻ
em đối với các giáo cụ khác nhau, cũng như những lợi ích mà các loại giáo
cụ đó đem lại cho trẻ, tất cả những điều ấy dần dần sẽ hình thành nên một
tiêu chuẩn đáng tin cậy để căn cứ vào đó, chúng ta có thể loại bỏ, cải tiến
hay tiếp nhận các giáo cụ vào trong hệ thống giáo cụ của trường học. Đặc
điểm của các loại giáo cụ – từ màu sắc, kích thước, hình dạng... đều phải qua
kiểm nghiệm thực tế rồi mới đi đến được quyết định cuối cùng. Mặc dù
trong khuôn khổ nội dung của chương này, tôi không có ý định thảo luận sâu
về vấn đề này, nhưng chí ít chúng ta cũng sẽ đề cập sơ qua ở đây.

Để tránh việc hiểu sai và cũng là để bác bỏ những lời chỉ trích về phương

pháp ứng dụng rộng rãi của chúng, tôi sẽ trình bày tỉ mỉ một chút về sự cần
thiết của việc huấn luyện cảm giác cho trẻ em. Ưu thế của việc huấn luyện
và tăng cường giáo dục cảm giác cho trẻ em là rất rõ ràng, nó vừa giúp mở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.