đạc rồi lại nhấc lên, càng không thể sung sướng hân hoan tận hưởng cảm
giác vui thích khi thực hiện những việc này. Hơn nữa, khả năng nội tại của
người lớn cũng không cho phép họ có thể chuyên tâm chú ý như vậy vào
những việc mình đang thực hiện, vì vậy mà phát sinh ra hiện tượng nhìn
thấy cũng như không. Do tinh thần của người giáo viên hoàn toàn khác so
với trẻ em, nên đối với hiện tượng như vậy, cô ấy cũng bó tay hết cách. Bởi
vậy, những vấn đề mà chúng ta cần đối mặt là sự hiển hiện chân thực của thế
giới nội tâm trẻ em. Sự tác động này cũng tương tự như những tác động bên
ngoài do biến cố lớn gây ra, cũng có thể khiến cho tâm hồn sâu thẳm bên
trong con người được bộc lộ ra. Nhưng có điều, thứ mà chúng ta đối diện
hiện nay là một hiện tượng phát triển tâm hồn thuần chất và giản đơn.
Khi chúng ta nghiêm túc quan sát hành vi của trẻ em, chúng ta sẽ thấy sự
thực hiển nhiên dễ thấy. Cho dù bị hạn chế về lĩnh vực vận động, nhưng bất
cứ lúc nào trẻ cũng làm một số hoạt động giống nhau, bao gồm việc vận
chuyển một vật thể nào đó với phương thức giống nhau, đi đi lại lại một
cách không biết mệt mỏi. Sau đó, trẻ em mới vì một mục đích bên ngoài nào
đó mà thích thú với việc vận chuyển vật thể như xếp đặt bàn, thay đổi đồ vật
trong tủ bếp... Vì vậy, hành vi của trẻ em tồn tại một chu kì hình thành, trong
thời gian này, hành động của chúng chưa có phạm vi tác dụng gì, cũng
không có tác dụng gì. Chúng ta phát hiện ra rằng, trong quá trình khai phá
chức năng ngôn ngữ của trẻ em cũng có hiện tượng tương tự. Một đứa trẻ
chưa biết diễn đạt bằng lời nói, cũng chưa biết dùng từ vựng để biểu đạt sự
vật bên ngoài sẽ thường xuyên phải phát âm lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Những thứ chúng phát âm ra sẽ là âm tiết hoặc từ đơn lẻ.
Trong quá trình trưởng thành về mặt tinh thần, chúng ta thường xuyên gặp
hiện tượng này, từ đó mà nảy sinh say mê hứng thú lớn. Điều đó có nghĩa là,
chúng ta cần cho trẻ em được tự do lựa chọn đồ vật mà chúng muốn có. Trở
ngại giữa trẻ em và những thứ chúng muốn có được trong tiềm thức càng ít
thì lại càng có lợi đối với sự trưởng thành của trẻ. Những xung động yếu ớt
và tinh tế của cuộc sống đã dẫn dắt sự phát triển của trẻ em, trong khi những
sự vật cùng với những hoạt động bên ngoài khác làm cản trở những xung
động này – cho dù con người không nhận thấy được – nhưng chúng cũng