cô bé đã nhận biết được các giáo cụ, cũng có thể nói, vừa nhặt những đồ vật
này lên, cô bé đã nhận ra ngay đó là thứ gì rồi. Nhớ lại sự kiện này, tôi bắt
đầu ý thức được rằng, đôi tay của trẻ em vốn rất linh hoạt và khéo léo. Với
trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, hiện tượng này rất phổ biến, nhưng về sau
sẽ mất dần đi. Tôi lại tiếp tục cho cô bé lặp lại bài luyện tập này, qua đó vỡ
lẽ ra rằng, trước khi chạm vào giáo cụ, trẻ đã nhận biết được những giáo cụ
này, thậm chí ở những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn nữa cũng có hiện tượng tương
tự. Do vậy phương pháp giáo dục của chúng tôi sẽ mang đến cho trẻ em sự
luyện tập so sánh kì diệu, hơn nữa quá trình hình thành sự phán đoán còn có
tác dụng dẫn dắt chúng khai thác tư chất thiên phú thần kì này.
Những bài tập cảm nhận phân biệt thực thể này không chỉ có phạm vi vô
cùng rộng rãi, mà còn khiến cho trẻ em rất vui vẻ phấn khích, bởi vì chúng
không quan tâm lắm đến cảm giác mà những kích thích riêng lẻ sản sinh ra
(ví dụ như như kích thích nhiệt), nhưng lại hứng thú đối với những vật thể
hoàn chỉnh, rõ ràng. Chúng có thể xoa tay lên món đồ chơi mô hình chú
lính, những viên bi, nhất là tiền. Cuối cùng, chúng còn có thể phân biệt được
những đồ vật nhỏ tương đối giống nhau, như hạt thóc và hạt gạo.
Không cần dùng mắt mà vẫn có thể “nhìn” thấy đồ vật, điều này khiến
cho trẻ rất tự hào. Chúng sẽ giơ thẳng hai tay lên, kêu to: “Đây cũng là mắt
của con, con có thể dùng tay để ‘nhìn’ đồ vật, con không cần dùng mắt để
nhìn nữa!”. Thông thường, tôi cũng sẽ phụ hoạ theo bọn trẻ: “Được rồi, vậy
thì tạm quên mắt của các con đi nhé! Vậy chúng ta còn có thể làm được
những gì nữa nào?”. Lúc này, đa số bọn trẻ sẽ cười ồ lên.
Biểu hiện của bọn trẻ đã hoàn toàn vượt quá dự tính của chúng tôi, những
tiến bộ nằm ngoài dự đoán đó của chúng thực sự đã gây cho chúng tôi một
sự ngạc nhiên thích thú. Có lúc, chúng gần như say mê chơi với đám đồ
chơi, điều này gợi cho chúng tôi nhiều suy nghĩ.
Sau đó, bọn trẻ đã tự phát hiện ra một bài luyện tập còn thú vị hơn nữa,
hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong các “ngôi nhà trẻ thơ”. Chúng sử
dụng có hệ thống tất cả các giáo cụ để luyện tập tiếp xúc: bộ lắp ghép hình
khối, bảng hình học nhiều màu và 3 bộ xếp hình bằng gỗ. Những đứa trẻ mà