những hình khối tương tự nhau. Do trẻ đã có thể nhận biết thành thạo các
hình trong hình học và có thể đặt chúng trở về vị trí chính xác một cách
thành thục, nên bài luyện tập này đối với trẻ thật sự là rất nhẹ nhàng và đơn
giản.
Ở giai đoạn đầu tiên, tức là khi trẻ luyện tập lặp đi lặp lại, chúng ta nên
cung cấp cho trẻ những hình khối khác nhau. Khi thị giác và xúc giác có sự
tương hỗ lẫn nhau thì lúc này, nhận thức của trẻ em về các hình khối sẽ nhận
được khá nhiều sự hỗ trợ có ích. Tôi đã từng cho trẻ em dùng ngón trỏ của
tay phải để chạm vào đường viền của hình khối và đường viền xung quanh
bên trong của lỗ khoét hình học trên bảng lỗ, hình dạng của hai hình này
hoàn toàn giống nhau, tôi chú ý thấy bọn trẻ đã hình thành được thói quen
này. Trên thực tế, do trẻ em đều rất thích dùng tay để khám phá, cho nên
phương pháp dạy này tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Có một số trẻ chỉ
dùng mắt để nhìn, nên chưa thể nhận biết được các hình hình học khác nhau,
hay khi chúng chỉ tiếp xúc qua với các hình đó, tức là lúc chúng chạm tay
vào để hình dung một cách đại khái qua loa cho xong chuyện cũng vậy. Bởi
vì chúng đã uổng công vô ích khi đem các hình khối đặt vào trong lỗ khoét
tương ứng, cho nên mỗi khi thực hiện, chúng đều tỏ ra rất lo lắng. Tuy
nhiên, một khi trẻ chạm vào đường viền của các hình khối và đường viền
xung quanh lỗ khoét tương ứng trên bảng gỗ, thì sẽ có thể thu được kết quả
tốt. Rõ ràng là mối liên quan giữa cảm giác vận động của bắp thịt và thị giác
mới là sự hỗ trợ lớn nhất cho cảm nhận về hình dạng vật thể, hơn nữa còn có
ích cho sự ổn định khả năng ghi nhớ của trẻ em.
Giống như bài luyện tập lắp ghép hình khối, sự khống chế sai sót đối với
bài luyện tập này cũng tương đối rõ ràng. Ngoài vị trí lỗ thích hợp dành cho
mỗi hình khối ra, nếu các hình khối được đặt vào những vị trí khác thì sai
lầm lập tức sẽ thể hiện ra ngay. Vì vậy, trẻ em có thể tự tiến hành bài luyện
tập này và hoàn thiện khả năng nhận biết đối với các loại hình dạng trong
hình học.
LUYỆN TẬP 3 BỘ THẺ