Bộ thứ nhất: Cho trẻ em một số thẻ đã được vẽ hoặc dán các hình dạng
hình học lên và một số hình khối có thể lắp vào lỗ vừa trình bày ở trên. Trộn
lẫn tất cả giáo cụ vào nhau, rồi cho trẻ chọn thẻ trong số đó (trẻ rất hào hứng
với bài luyện tập này), tiếp theo để bảng hình khối lên trên thẻ. Lúc này, trẻ
em đã được trải qua sự huấn luyện sử dụng đôi mắt. Chúng cần phải nhận
biết được các hình dạng và có thể đặt chính xác hình khối vào tấm thẻ tương
ứng, chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể hoàn toàn che khuất được hình
vẽ trên thẻ. Lúc này con mắt của trẻ em cần xác định được ranh giới của
hình vẽ và làm cho ranh giới của hai hình vẽ trên – dưới hoàn toàn trùng
khớp lên nhau. Tiếp theo đó, trẻ cần phải hình thành thói quen chạm tay vào
đường viền xung quanh hình khối, đây là bài luyện tập đơn giản (thông
thường, trẻ em đều rất thích thú khi thực hiện động tác này). Sau khi hình
khối hoàn toàn chồng khớp lên hình vẽ trên thẻ, trẻ sẽ có thể cảm nhận được
hình dạng xung quanh của hình khối, tựa như trẻ vừa dùng ngón tay nhỏ bé
của mình để hợp nhất hai hình với nhau vậy.
Bộ thứ hai: Đưa cho trẻ một bộ thẻ làm bằng giấy màu xanh lam có hình
phác hoạ các hình dạng hình học và một bộ hình vẽ các hình khối giống như
trên trong bộ hình khối đã trình bày ở trên.
Bộ thứ ba: Đưa cho trẻ một bộ thẻ chỉ có các đường phác hoạ màu đen và
một bảng hình khối tương ứng như đã trình bày ở trên. Như vậy, trẻ không
những được hướng dẫn về các hình vẽ bằng đường nét phác hoạ, mà đôi tay
bé nhỏ của chúng cũng thông qua việc di chuyển theo hình vẽ phác hoạ mà
có sự chuẩn bị tốt cho việc sau này học vẽ ra những hình vẽ này.
LUYỆN TẬP PHÂN BIỆT ÂM THANH
Việc huấn luyện nghe dựa vào một phương thức đặc biệt đưa chúng ta vào
trong mối quan hệ giữa con người với môi trường động, bởi chỉ có môi
trường động mới có thể sinh ra âm thanh và tiếng ồn. Trong một môi trường
tương đối tĩnh lặng, không có một tiếng động nào khác ngoài sự yên lặng
tuyệt đối. Vì vậy, nghe là một loại cảm giác mà ta chỉ có thể thu nhận được
thông tin từ trong sự vận động.