Huấn luyện khả năng nghe cần phải bắt đầu từ trạng thái yên tĩnh, bởi vì
chỉ có trong trạng thái tĩnh tại bất động thì mới có thể cảm nhận được âm
thanh và tiếng ồn ào do sự vận động mang lại.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách cặn kẽ về tầm quan trọng và
tính đa dạng của sự yên tĩnh trong phương pháp dạy của chúng tôi. Nó đã trở
thành một yếu tố kiểm soát, tự động hạn chế các động tác gây ra các loại âm
thanh.
Đồng thời, sự yên tĩnh còn là một cách để dẫn đến sự nỗ lực chung, bởi vì
muốn có được trạng thái yên tĩnh thì mỗi sự vật, mỗi người đều cần phải duy
trì sự tĩnh tại bất động một cách triệt để.
Chắc chắn là việc nỗ lực để đạt được hiệu quả yên tĩnh sẽ có thể đánh
thức niềm say mê hứng thú của trẻ em, thực tế cũng đã chứng minh cho điều
này. Chúng vui vẻ hưởng thụ bầu không khí yên tĩnh và cũng biết cách để có
được sự yên tĩnh.
Đồng thời, thính giác mang đến cho chúng ta một khái niệm rõ ràng, giúp
cho chúng ta hiểu được quy luật cơ bản của huấn luyện cảm giác, quy luật
này có thể giúp cho thính lực của chúng ta càng trở nên chính xác hơn.
Khi chúng ta biết chú ý đến những âm thanh nhỏ hơn, tinh tế hơn so với
trước kia, thì cũng có nghĩa là chúng ta có thể nghe được mọi thứ một cách
rõ ràng hơn, chính xác hơn. Vì vậy, huấn luyện cảm giác đã dẫn chúng ta
đến với kích thích nhỏ nhất. Ngoài ra, những sự vật mà chúng ta có thể cảm
nhận được càng nhỏ bé thì cảm giác lại càng mãnh liệt. Huấn luyện cảm giác
cũng vì thế mà trở thành sự hỗ trợ quan trọng đối với việc cảm nhận những
kích thích nhỏ nhất từ thế giới bên ngoài.
Ví dụ, Itard đã cho chúng ta thấy, một người có thính lực kém cũng có thể
huấn luyện để nghe thấy được những âm thanh nhỏ, so với âm lượng mà
những người bình thường chưa qua huấn luyện nghe được thì những âm
thanh mà người đó nghe thấy còn nhỏ hơn nữa. Ngoài ra, anh ta còn có thể
được dẫn dắt từng bước để nhận biết được tiếng ồn nói chung, mà đối với
một người có thính lực bình thường nếu chưa qua huấn luyện kiểu này thì sẽ
không thể nhận ra được loại tiếng ồn đó.