khoa học. Cũng có thể nói, mục tiêu của chúng ta nên theo hướng trí tuệ chứ
không phải là theo hướng vật chất.
Ví dụ, khi chúng ta nghiên cứu khoa học để đào tạo đội ngũ giáo viên, thì
chúng ta chỉ đơn giản là làm cho họ nắm vững được loại kĩ thuật máy móc
nào đó mà không cần phải tìm cách làm cho họ trở thành nhà Nhân loại học
ưu tú, nhà Tâm lí học thực hành chuyên nghiệp hoặc là một chuyên gia
chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Chúng ta từng hi vọng dẫn dắt họ vào lĩnh vực
khoa học thực hành, nhưng lại chỉ là hướng dẫn họ thao tác các loại thiết bị
với kĩ năng cần thiết nhất định. Mặc dù đã giới hạn trong lĩnh vực riêng này
của nhà trường, nhưng chúng ta hiện nay nhất thiết phải khích lệ đội ngũ
giáo viên dùng khoa học để phát triển cách nhìn và nỗ lực hơn trong công
việc.
Chúng ta phải thức tỉnh từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công
tác giáo dục, để họ hứng thú và yêu mến sự phổ biến của hiện tượng tự
nhiên, rồi từ đó làm cho họ – từ những nhận thức ấy dẫn đến tình yêu sâu
sắc đối với tự nhiên, đồng thời cũng khiến cho nhận thức ấy đến được với
khát vọng cấp thiết của một người đang chuẩn bị cho việc thực nghiệm, một
người đang chờ đợi xuất hiện những số liệu mới.
Thực nghiệm khoa học cũng giống như chữ cái, chúng ta muốn hiểu bí
mật của thiên nhiên thì cần phải tìm hiểu cách dùng nó như thế nào. Một
cuốn sách cho thấy tư tưởng vĩ đại của tác giả là nhờ nó đã sử dụng các loại
kí hiệu và chữ cái để ghép thành chữ viết và nội dung. Cũng như vậy, thiên
nhiên cũng thông qua thực nghiệm kĩ thuật để công bố đến nhân loại những
bí ẩn kì diệu vô tận.
Nếu như in ấn rõ ràng, bất cứ người nào có trình độ đọc sơ đẳng cũng đều
có thể đọc được và có thể dựa vào phương thức máy móc như vậy để đọc hết
bất kì một tác phẩm nào của Shakespeare.
Một người chỉ biết làm thực nghiệm thì cũng giống như những người chỉ
biết ghép vần đọc chữ cái đơn giản từ những sách báo cho trẻ em. Nếu như
giáo viên của chúng ta không thể tiếp nhận sự đào tạo nhằm đạt được kĩ