không ngừng thu hút sự chú ý của đứa trẻ, chỉ có sự khích lệ mới thúc
đẩy nó quan sát và hành động.
Ngôn ngữ cho phép chúng ta có thể bày tỏ suy nghĩ của mình qua suy
xét logic và cho phép chúng ta hiểu được qua sách vở suy nghĩ của
những người ở rất xa hoặc những người đã không còn trên đời. Nếu
như một đứa trẻ do còn chưa trưởng thành mà thiếu đi khả năng sử
dụng ngôn ngữ viết, thì nó cũng không cần phải đảm đương nhiệm vụ
nặng nề này quá sớm.
Một đứa trẻ có thể dùng chữ cái rời để ghép lại thành các từ ngữ, đó
không phải là vì trẻ có khả năng ghi nhớ siêu phàm, mà là vì nó đã
“khắc hoạ” và “hấp thụ” những điều ấy vào trong não của mình.
Nếu như việc viết chữ có thể giúp sửa chữa hoặc định hướng và hoàn
thiện cơ chế ngôn ngữ của trẻ em, thì việc đọc lại giúp trẻ em phát triển
tư duy và ngôn ngữ. Nói một cách đơn giản, viết chữ có thể hỗ trợ trẻ
về khía cạnh tâm lí, còn đọc thì giúp trẻ về mặt giao tiếp xã hội.
Sự phát triển của ngôn ngữ có hai giai đoạn: Một là giai đoạn thấp
hơn, các dây thần kinh và trung khu thần kinh kết nối với nhau làm tốt
việc chuẩn bị cho các giác quan và cơ chế vận động; giai đoạn thứ hai
là giai đoạn cao hơn, nó được quyết định bởi hoạt động thần kinh ở
mức cao hơn, các hoạt động này được thực hiện thông qua sự vận dụng
cơ chế ngôn ngữ.