CHƯƠNG 8: TỔNG THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC
Bất kì một sự giáo dục trí tuệ chân chính nào cũng đều cần có tiềm
năng có thể đồng thời thúc đẩy hai chức năng này của giác quan, mà
tiềm năng của chúng thì gần như vô hạn.
CHƯƠNG 9: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHO TRẺ EM
Giáo viên cần triển khai nghiên cứu hai vấn đề: Thứ nhất, cần phải
hiểu một cách toàn diện về công việc mà mình mong muốn được tham
gia; thứ hai là hiểu đầy đủ cặn kẽ chức năng của giáo cụ.
Muốn trở thành người dẫn dắt, người bảo hộ đúng với vai trò của
mình, giáo viên cần phải cố gắng rèn luyện. Dù biết rằng giai đoạn
khởi đầu và giai đoạn thay đổi ở mỗi người mỗi khác, nhưng nhiều khi
người giáo viên cũng không dám chắc rằng liệu trẻ em đã đủ khả năng
để có thể chuyển từ giai đoạn này sang một giai đoạn khác hay chưa.
CHƯƠNG 11: QUAN ĐIỂM VỀ THÀNH KIẾN
Khi trẻ em học cách mang mọi thứ xung quanh trở về vị trí ban đầu của
nó, thông qua sự luyện tập cảm giác, nó đã thành công trong việc lưu
lại trong não mình ấn tượng về sự sắp đặt đó. Đây là bước đầu của sự
phát triển trí tuệ, cũng là xuất phát điểm của quá trình phát triển hoạt
động tâm lí, phòng tránh những trở ngại có thể xảy ra.
Sự khác biệt cơ bản giữa một đứa trẻ bình thường và một đứa trẻ thiểu
năng trí tuệ là ở chỗ, khi chúng tiếp xúc với cùng một sự vật thì đứa trẻ
thiểu năng sẽ không sinh ra hứng thú tự phát với nó. Chúng ta phải