đường, một phương thức giáo dục kiểu mới thích hợp với những đứa trẻ
không may này.
Tôi rất muốn thử nghiệm nhiều lần đối với những phương pháp giáo dục
mà Séguin đã sử dụng, tìm hiểu xem làm thế nào để có thể hướng dẫn những
đứa trẻ 6 tuổi vừa mới chân ướt chân ráo vào trường, còn chưa biết gì về
việc đào tạo và huấn luyện. Nhưng do thường xuyên bị ngăn cản bởi thói
quen và cách nhìn thiên lệch, tôi cũng chưa hề nghĩ đến sử dụng phương
pháp như vậy cho những đứa trẻ trước tuổi đi học. Hoàn toàn do tình cờ, tôi
có được cơ hội thực nghiệm. Nhưng, đem phương pháp tương tự như vậy để
áp dụng cho trẻ nhỏ dường như là hợp lí, bởi việc giáo dục này cũng có
nhiều điểm tương đồng so với việc giáo dục những trẻ chậm phát triển.
Thông thường người ta cho rằng, não của trẻ nhỏ còn chưa hoàn toàn phát
triển hoàn thiện và chúng chưa thể tiếp thu được sự giáo dục.
Nếu như chúng ta xét đến những độ tuổi khác nhau của trẻ em, hay nói
cách khác, nếu như chúng ta đem trẻ em có những hành vi khác thường, trẻ
em không có năng lực phát triển và trẻ em phát triển chưa toàn diện – để so
sánh với trẻ nhỏ – là không thể so sánh được, không thể đem trẻ em có
khiếm khuyết để so sánh với trẻ em phát triển bình thường. Trẻ em chậm
phát triển có thể bị coi là năng lực trí tuệ kém hơn so với trẻ em cùng tuổi
bình thường. Cho dù chưa xét đến trình độ và năng lực bẩm sinh khác nhau
thì sự so sánh này cũng chẳng có nghĩa lí gì.
Trẻ thơ còn chưa có được sự nhịp nhàng đầy đủ trong hoạt động cơ bắp,
đi lại còn chưa vững, chưa thể thực hiện được những hành vi thường nhật
như đi tất, cài khuy áo, xâu dây giày, đeo găng tay... Các cơ quan giác quan
của chúng còn chưa phát triển đầy đủ, ví dụ như khả năng nhìn tập trung vào
một điểm của mắt. Khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng chưa phát triển, thể hiện
ra ngoài bằng những khiếm khuyết trong ngôn ngữ của trẻ dưới 1 tuổi.
Chúng không dễ tập trung tinh thần và sức lực, thường xuyên thay đổi, thất
thường... tất cả những điều trên đều là đặc điểm chung của trẻ em cùng lứa
tuổi.