giáo dục khoa học cho dù lấy khoa học làm cơ sở, cũng có thể thực hiện
thay đổi và hoàn thiện chức năng cá nhân.
Giáo dục khoa học được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu khách
quan, cũng có khả năng giúp làm thay đổi những trẻ em bình thường.
Nhưng, thay đổi như thế nào? Đó là: thông qua việc nâng cao trình độ để
ngày càng trở nên ưu tú hơn. Mục đích của giáo dục khoa học không phải
chỉ là “quan sát”, mà còn cần làm “thay đổi” trẻ em.
Dưới đây là kết luận mà tôi rút ra: chúng ta không chỉ cần quan sát trẻ em,
mà còn cần làm thay đổi chúng trong sự quan tâm và yêu mến. Quan sát đã
được nâng lên thành một môn khoa học sinh lí mới, nhưng còn chưa thay
đổi trường học hoặc học sinh. Nó cũng đã tăng thêm nhân tố mới, nhưng vẫn
làm cho trường học giữ nguyên như cũ, bởi vì nó chưa tạo ra sự thay đổi về
phương pháp hướng dẫn trong giáo dục. Nếu như phương pháp mới tiếp tục
đi theo con đường khoa học thì chúng ta cần phải thay đổi hoàn toàn trường
học và phương pháp giáo dục, như vậy mới có thể hình thành hình thức giáo
dục mới.
Đối với vấn đề mấu chốt trong phương pháp giáo dục khoa học đối với trẻ
em chậm phát triển, đó là phương pháp giáo dục nói chung không thể khiến
cho trẻ em chậm phát triển và trẻ em thiểu năng trí tuệ sinh ra bất kì phản
ứng nào, chúng cũng không thể chấp hành bất cứ mệnh lệnh nào. Vì thế,
phải nhằm vào từng cá nhân khác nhau để điều chỉnh phương pháp giáo dục
cho hợp lí, đây là một điều kiện bắt buộc.
Kiểu giáo dục này đã trở thành một mục đích nghiên cứu, mục đích thực
nghiệm, mục đích mong muốn phát hiện tiềm lực ẩn giấu trong mỗi học
sinh, là mục đích cung cấp động cơ và phương thức nào đó, từ đó đánh thức
tiềm lực trẻ em, giúp ích cho việc thông qua luyện tập chính xác để tiếp tục
sử dụng, mở rộng và tự điều chỉnh bản thân.
Khi giáo viên lần đầu đối diện với trẻ năng lực kém và trẻ câm điếc, thông
thường cảm thấy không thể giúp được, giống như đang đứng trước một đứa
trẻ sơ sinh vậy. Chỉ có khoa học thực nghiệm mới có thể chỉ ra một con