PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 10

Về phần Trung y thì tạng Phổi là tạng mềm, xốp, ở trên cao nhất. Muốn có được bệnh lao Phổi, trước
nhất phải có mất sức ở tạng Thận và tạng Tỳ. Nguyên nhân mất sức hoặc từ ăn uống, thiếu thốn, hoặc
không khí dơ bẩn, hoặc phóng túng truy hoan, hoặc do một bệnh gì khác mà coi thường để lây lất, hoặc
bị phản tác dụng của khủng hoảng tinh thần,… Khi tạng Tỳ bị mất sức thì sự tiếp tế cho tạng Phổi phải
bị giảm đi. Khi tạng Thận thâu hút kiệt quệ, tạng Phổi ở trên cao, chất bọng, xốp; dưới tạng Phổi là
tạng Tim, Phổi bị yếu không lấy sức đâu để quân bình chế ngự lại tạng Tim, tự nhiên phải bị sức nóng
của tạng Tim nung đốt cho nên Phổi dù không bị vi trùng Lao xâm nhập cũng vẫn phải tự hoại. Bởi
vậy, khi thấy tạng Thận và tạng Tỳ bị mất sức là phải nghĩ ngay đến bệnh lao Phổi mặc dù Phổi chưa
thấy bệnh. Đó là thuật đại lược về một cách hiểu câu “Công đầu là trị bệnh khi chưa phát” thông qua
tinh thần người thầy thuốc chữa bệnh theoTrung y.

Nhưng tới một bước nữa theo tinh thần Y Đạo của Nội Kinh với nghĩa rốt ráo của câu này thì lại như
sau đây: sinh lực trong con người bất cứ bộ phận nào cũng đều phải nhờ ở năng lực và điện lực nuôi
dưỡng. Nếu nơi nào thiếu năng lực và điện lực đi tới là nơi ấy phải tự hoại trước. Bốn yếu tố phát
sanh năng lực và điện lực là ăn uống, khí trời, hoạt động và tinh thần. Nếu bốn yếu tố này được bình
thường thì tuổi thọ được đầy đủ. Nhưng trong bốn yếu tố này thì tinh thần được bình thường là yếu tố
quan trọng nhất. Cho nên dù đủ cả ba yếu tố kia mà thiếu yếu tố tinh thần thì sức khỏe cũng như tuổi thọ
khó mà đầy đủ. Vì sao thế?

Vì nếu tinh thần đau khổ thì dẫu ăn vàng cũng không thấy ngon. Ngược lại nếu tinh thần trụy lạc thì vật
chất càng nhiều càng chóng hủy hoại. Do đó, tinh thần được bình thường thì dù điều kiện vật chất có
thiếu thốn cũng tương đối được yên vui. Cho nên người xưa nói: “Tâm an nhà tranh cũng ổn, tánh định
rau cỏ cũng ngon” là nghĩa thế. Lại nữa, cũng theo tinh thần này, mỗi một bộ phận trong con người đều
có một hệ thống tác dụng tâm linh (kể cả hệ thống thuận và hệ thống nghịch). Đối với hệ thống nghịch,
ví dụ trực tiếp làm bế tắc năng lực và điện lực của tạng Phổi là lo sợ; trực tiếp làm bế tắc năng lực và
điện lực của tạng Thận là buồn rầu; trực tiếp làm bế tắc năng lực và điện lực của tạng Tỳ là thắc mắc.
Bởi vậy nên lo sợ, buồn rầu, thắc mắc là yếu tố quan trọng hơn hết trong những yếu tố làm nền tảng cho
bệnh Phổi. Vì sao thế? Vì khi ta lo sợ, buồn rầu, thắc mắc làm cho hệ thống năng lực và điện lực trong
sinh lực con người phải bị đảo lộn nghịch chiều mà phát sinh mâu thuẫn bên trong, bên ngoài nẩy sanh
xung chướng. Mâu thuẫn bên trong làm đổ vỡ sinh lực, xung chướng bên ngoài là thứ trái chướng với
thể thiên nhiên, ngăn rào sự tiếp tế với trời đất. Cho nên tinh thần điềm tĩnh, đạm bạc, khoan thai, rời
rảnh lại là tinh thần dưỡng sinh cao độ. Vì sao thế? Vì nếu được vậy là khi đó sinh lực trong ta cùng
với sinh lực của vũ trụ cùng chung một trình độ, một kho tàng. Do đó mà tiên gia, đạo gia mới có cơ
hạ thủ và Nội Kinh có câu: “Điềm đạm hư vô bệnh nào phát khởi” là vậy.

Thế thì tác giả nêu lên câu nói trên kia phải chăng trong chỗ không lời ý chừng tác giả muốn nói:
“Người xưa đã từng thấy tới động cơ sanh bệnh, và dạy cho biết thấu suốt được động cơ phát bệnh
quan trọng hơn là đợi đến khi có bệnh rồi trị nhiều lắm!”. Nỗ lực đổi quả chỉ là việc bất đắc dĩ, là còn
bị chạy theo sau đuôi bệnh tật. Chỉ vì người đời mê tối không rõ nên cực chẳng đã phải làm thế thôi,
thế mà còn thờ ơ chểnh mảng thì thật là đáng trách!!!

Tác giả nhắc nhở giới Trung y phải nên để ý đến phương tiện kiểm nghiệm của khoa học để đạt đến sự
phát giác mau chóng và sự chẩn đoán mới được chuẩn xác v.v…

Nếu ai có một tinh thần khoa học đích thực thì mới biết được tâm với vật, không với có không phải là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.