PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 9

LỜI BÀN CỦA DỊCH GIẢ
M

ột bác sĩ người Nhật có con gái bị bệnh kiết amip đã được chữa trị chu tất theo Tây y thế mà cuối

cùng phải thúc thủ chịu chết, đến nỗi bác sĩ phải bỏ nghề sang nghiên cứu Trung y, cuối cùng hoàn toàn
trở thành một thầy thuốc Trung y.

Con của một bác sĩ Thú Y bị cấm khẩu độc lợi (kiết amip nặng) cuối cùng ở dưỡng đường về nằm nhà
để chờ chết, may gặp một Ni Sư dùng lá Xoài, lá Ổi, lá Mít, bông Trang đỏ, bông Trang trắng, Trà,
Gừng nướng chữa cho được vẹn toàn (trên đây là những chuyện thật xin miễn nêu tên và địa chỉ).

Ai dám bảo rằng Tây y đã từng nói bệnh kiết amip không chữa được? Ai dám bảo rằng các bà lang ta
tuyên bố chắc như bắp rằng: nhất định kiết amip là các bà trị khỏi hẳn?

Thế mới biết kẻ nào bảo rằng thứ bệnh này đã có thuốc chữa, nhất định chữa được, thứ bệnh kia chưa
có thuốc chữa, nhất định chữa không được, đều là những kẻ đang mò mẫm trong rừng sương mù dày
đặc. Quả thật là kẻ chưa thông lý sự vậy. Ôi! Sự có tuyệt đối ư?

Nói rằng bệnh Ung Thư là kẻ thù của nhân loại, như thế có đúng không? Hay nó là người ơn của nhân
loại? Vì sao thế? Vì nếu không có bệnh Ung Thư ghê gớm này, biết đâu tâm lý phóng dật của loài
người sẽ không còn có cơ hội tóm thâu và biết đâu chính cái tâm mê của nhân loại mới là kẻ thù của
nhân loại. Vì sao thế? Vì nếu loài người mà thật sáng suốt thì bệnh Ung Thư cũng bặt đường. Cổ ngữ
có nói: “Ngồi trong buồng kín như ngồi ngã tư đường cái. Chế ngự tất lòng nào có khác chi như điều
khiển xe sáu ngựa”. Đúng thay lời nói ấy.

Tác giả kêu gọi bắt tay nhau để nghiên cứu tiêu diệt bệnh Ung Thư, lòng của tác giả thật rất có tình…!
Nhưng cái thấy Đông-Tây xưa nay, tâm vật dị đồng

[6]

của nhân loại ngày nay cơ hồ như đang tích cực

trong cao trào diễn tiến vậy.

Kẻ muội này nghĩ rằng: nếu cái tâm hầm hố của loài người mà dứt, thì cái tướng lở miệng, lổ hang của
bệnh Ung Thư cũng dứt. Hiền xưa nói: “Trị bệnh không bằng trị thầy thuốc”.

Xưa kia như thế, ngày nay phải thế nào?

Tác giả đang nói chuyện đối với bệnh Ung Thư phải nên chú ý phát giác sớm để kịp thời chữa trị, mà
lại đột ngột nêu lên câu “Công đầu là trị bệnh chưa phát”, bệnh chưa phát mà nói là trị là một điều
mâu thuẫn. Ý tác giả muốn nói gì? Vậy muốn hiểu ý tác giả ta phải tìm hiểu nghĩa câu nói trên kia
trước đã. Đành rằng câu này xuất phát từ Nội Kinh Hoàng Đế, nhưng cũng còn phải tùy trường hợp áp
dụng mà định nghĩa, huống chi câu này trong ý người đời dầu nhắm vào nghĩa: “Ngừa bệnh hơn chữa
bệnh”, nhưng ngừa bệnh hơn chữa bệnh của y học ngày nay với nghĩa ngừa bệnh hơn chữa bệnh trong
Nội Kinh lại cũng khác nhau một trời một vực. Nay ta hãy nêu lên bệnh lao Phổi để làm tỉ dụ nhận xét:

Theo y học ngày nay thì nguyên nhân phát sanh bệnh Lao Phổi phải là vi trùng Lao tàn phá. Cho nên
nếu muốn áp dụng tinh thần trị bệnh khi chưa phát, hay ngừa bệnh là phải ăn uống đầy đủ, làm việc
phải có giờ nghỉ ngơi, thỉnh thoảng phải rọi Phổi, thử đàm và trước nhất phải chích giống ngừa

[7]

Nghĩa là phải lấy vi trùng Lao làm nền tảng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.