phải được chúng ta học tập và thâu dụng. Nếu không như thế thì không thể biết rõ Ung Thư là gì và
cũng không thể phát huy được giá trị trị liệu của Trung y Dược. Thậm chí thuốc Trung y có trị khỏi
bệnh Ung Thư rồi cũng đến tình trạng không thể minh bạch. Chúng ta đối với phương pháp khám bệnh
của khoa học phải nên tích lũy đi đến tinh vi rộng rãi để phục vụ cho nhân loại sau này.
Trước kia người Âu, Mỹ thường nói: Bệnh Ung Thư là bệnh văn minh. Kỳ thật đâu phải thế! Căn cứ
trên những gì điều tra được, phàm những dân tộc lạc hậu chưa khai hóa cũng vẫn mắc bệnh Ung Thư
rất nhiều. Ví như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan,… ở Âu châu chết vì bệnh Ung Thư lại càng nhiều hơn,
chỉ có nước Nga ở miền Âu là rất ít. Trên thực tế, phải chăng thể chất của người Nga có cái gì đặc biệt
để chống chọi với bệnh Ung Thư? Xin thưa rằng: không phải thế, chỉ vì người nước Nga chưa có tổ
chức thống kê rõ, và cũng chưa lập được những nhà thương hoàn thiện phổ biến. Vì lẽ không có thống
kê chính xác cho nên hiểu rằng ít người chết về Ung Thư. Sau này có nhiều người trong hội thầy thuốc
đi truyền bá rằng: “Bệnh Ung Thư vừa đông vừa lạ không đâu hơn Trung Quốc. Muốn thấy nhiều bệnh
Ung Thư không gì bằng đến Trung Quốc.”
Lại nữa, căn cứ theo điều tra nhân khẩu nước Mỹ thì có rất nhiều dân cư thành thị vì phải bệnh Ung
Thư mà chết rất đông. Cứ 10 vạn người thì có 130 người đến 150 người bị bệnh Ung Thư. Không phải
bởi không khí thành thị, món ăn hoặc sanh hoạt không tốt mà là do nhờ thiết lập nhiều Y Viện hoàn bị
tiện bề kiểm nghiệm phát giác. Số người nước Mỹ bị bệnh Ung Thư mà chết vọt lên đến vị trí thứ hai.
Còn thứ nhất là bệnh Tim. Trước kia thì bệnh lao Phổi chiếm địa vị thứ hai. Đến năm 1900 có lẽ, cứ
mỗi 10 muôn
[5]
người thì có 202 người chết vì bệnh lao Phổi; đến năm 1932 đã xuống còn 63 người.
Vậy là nhờ tận lực vận động ngừa lao, nước Mỹ đã phòng ngừa lao Phổi tương đối thành công.
Ung Thư là một chứng bệnh không chừa một dân tộc nào, cho nên dân tộc Trung Hoa đương nhiên là
không thể ngoại lệ. Trung y Dược ở đời Hán, Đường đã từng phát minh những thứ thuốc trị Ung Thư,
chẳng qua chỉ vì tên bệnh chẳng đồng, lý luận đều khác, lại thêm chưa có người chuyên công luyện tập
khoa này vì bệnh Ung Thư trong cơ thể con người bất cứ nơi nào cũng có thể phát sanh. Vì sự chú
trọng bị phân tán nên nội khoa, ngoại khoa đều chưa tập trung ý chí để nghiên cứu, đồng thời Trung y
có khi nhân tượng hình hoặc chứng trạng mà đặt tên, có khi dựa vào bộ phận cơ thể mà đặt tên cho nên
tên bệnh do đó mà không thống nhất. Không những bệnh Ung Thư như thế mà hết thảy bệnh tật cũng như
thế. Những gì sách y học Trung Hoa cho là Huyền Tịch, Anh Lưu, Tích Tụ, Trưng Hà, Bĩ Khối,… đều
thuộc về phạm vi Ung Thư. Cho nên những thuốc Trung y trị Ung Thư nhân lịch sử quá lâu chồng chất
nhiều đời, tiếc thay chưa có sự báo cáo rõ ràng trên lâm sàng thực nghiệm mặc dầu đã từng trị khỏi
những bệnh ngoan cố. Đến đây Tây y đặt ra tên bệnh đều là căn cứ nơi tạng khí, bệnh biến và sự giải
phẫu bệnh lý, cùng với phân tích vi trùng mà định danh. Đại khái như sưng Bọng Đái, sưng Phổi, sưng
màng Óc, chai lá Gan, lở Bao Tử, kiết vi trùng (kiết nhiệt), kiết amip (kiết hàn)… xã hội Trung Quốc
bị quan niệm phong kiến trói buộc, đối với sự mổ xẻ xác chết đều bị trở ngại. Đối với kính hiển vi và
dụng cụ khoa học gần đây lại chưa để ý thu thập hết. Đó là lý do học thuyết Trung y vẫn chưa ra khỏi
cái hố huyền học cho nên chưa thể phát dương rộng rãi. Mười mấy năm gần đây thường có những
người bệnh tuy được Trung y chẩn trị, cho uống thuốc Ung Thư Nội Tiêu được khỏi cũng chẳng qua
luống công mà thôi. Như thế đủ thấy thuốc ta cho uống để tiêu Ung Thư không những công hiệu xác
thực, lại còn tuyệt không có chút đau đớn. Ví như người bị Ung Thư Tử Cung sau khi khỏi vẫn trở lại
sinh dục như thường. Đối với bệnh Ung Thư là kẻ thù của nhân loại, chúng tôi xét thấy đây là một ưu
điểm đặc biệt. Cho nên Phong Tiều này nguyện đem hết bình sanh của kiếp này, tập trung tư tưởng tinh