hai, rộng với hẹp không thể phân cách mới thấy cắt xén một phần sự kiện mà nghiên cứu, kiểm nghiệm
và mưu toan đổi quả mà không chú trọng đến nhân đều là bệnh lý của người đời.
Đành rằng dụng cụ, vật chất, phương pháp máy móc nó đâu có cắn mổ gì mình? Nhưng mình cũng đừng
mang nó để tự bịt mắt rắc tiêu mình mới phải chứ! Làm sao mà dám tin chắc rằng dụng cụ vật chất,
phương pháp máy móc được dồi dào là cái màn bí mật của sự kiện được vén sớm chứ? Tinh thần tác
giả không khéo sẽ xảy ra vong bổn hoặc cùng mằn tại đây không biết chừng!
Tác giả nêu lên việc vận động ngừa Lao của nước Mỹ và cho rằng đã thành công trên tương đối (có
một cách chắc như bắp). Đến đây, thật tình kẻ dịch này chưa biết rõ cái nghĩa ngừa Lao và cái nghĩa
thành công trên tương đối của tác giả là thế nào? Thôi thì cứ để nhường độc giả nhận xét.
Tác giả nói dân tộc Trung Quốc bị tinh thần phong kiến ám ảnh mà thiếu cái gọi là khoa học vật chất,
cho nên y học Trung Quốc không ra khỏi cái hố huyền học. Nói như thế tôi e người ta sẽ hiểu rằng dân
tộc Trung Hoa (tự thuở nào) vẫn sống trong nếp sống ngầy ngật mơ hồ không biết đâu là thật đâu là trái
nên mới đẻ ra giới Trung y bị kẹt trong cái hố huyền học. Như vậy sao bằng nói giới Trung y thiếu tinh
thần thực tế là vong bổn nên Trung y mới bị tiêu trầm, đào thải. Phương chi
[8]
, nếu là một nguyên lý mà
kiến lập dù có trải qua bao nhiêu thời gian thay biến đi nữa, cũng không vì thế mà nguyên lý bị đổ vỡ
tiêu trầm, chỉ trừ khi người sau dốt nát không biết tận dụng khai thác mà thôi. Cho nên tôi nói y học mà
có Đông với Tây là cái vô phước cho xã hội loài người là nghĩa như thế.