PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 108

Lập luận trên đây có đúng hay không cứ chờ sự thật chứng minh. Theo tác giả nhận định thì trị liệu
bằng Ngải cứu sánh với dùng chất Radium, xét về kinh tế, tiện nghi v.v... đều được ưu điểm an toàn.
Sánh với quang tuyến X thì hiệu lực càng mạnh hơn và dùng nhiều không có hại gì, đâu đâu cũng có thể
tùy nơi thi dụng, vả lại dễ biết dễ làm, thật là một vật có ơn lớn đối với bình dân vậy. Còn đối với vết
bỏng cứu thì:

1. Đừng để chạm phải vật dơ bẩn.

2. Đừng dùng nước sống mà rửa.

3. Có thể dùng nước phèn đen, hoặc thuốc tán tiêu độc mà thoa lên.

Lời bàn của dịch giả

Đối với Trung y, nhất là khoa châm cứu, bao nhiêu nhà bác học, bao nhiêu bác sĩ Tây y, bao nhiêu nhà
tri thức, bao nhiêu hạng nói theo miệng ứng theo lời… Vì người ta khẳng định rằng: Trung y từ ngàn
xưa chưa từng có cái học giải phẫu và nhất là châm cứu, cho nên có kẻ tột bực phỉ nhổ xem khinh, có
người tán dương phụ họa, có kẻ lại cắt nghĩa tỉ mỉ rõ ràng, có người lại mơ hồ ngờ vực, hơn nữa có
người phát nguyện xiển dương. Đến ngày nay, rải rác khắp Âu châu đều để ý cho đến các cơ quan đại
học y học của Tây y đều thâu dùng khen tặng, bao nhiêu bác sĩ chứng minh thấy rằng trong bệnh Ung
Thư, so với phương pháp để kim radium, chiếu quang tuyến X, chạy điện thì pháp cứu không những kết
quả như nhau mà lại còn không xảy ra tai hại như tác giả đã kể trên kia. Nhưng riêng phần dịch giả thì
trải qua bao nhiêu sự khen chê, phỉ nhổ, hoặc thâu dùng hoặc cắt nghĩa vẫn một mực im lìm cho đến
ngày nay. Vì sao thế? Vì nơi dịch giả cảm thấy có một cái gì gọi là chân giá trị của cái học này tự
nghìn xưa, nó vượt hẳn ngoài ranh giới xét đoán của bộ óc hiện tại của chúng ta mà kẻ dịch này cảm
thấy lời lẽ của mình không diễn tả ra được, mặc dù dịch giả không phải Trung cũng không phải Tây.
Nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả những sự khen chê phải quấy trên kia đều có thể mò không trúng, nói
không nhầm cũng không biết chừng, cho nên ở đây kẻ dịch này chỉ thỏa mãn với tinh thần phổ thông
của tác giả câu nói “dễ biết, dễ làm, dễ có, không hại, thật là vật có ơn lớn đối với bình dân” mà thôi
vậy.

Sự ảnh hưởng của phép cứu đối với tổ chức da

1. Hỏa lực của Ngải cứu từ 45o thì làm cho tại nơi đó tạm thời tụ máu ửng đỏ.

2. Nếu lên đến 50o thì thành vết bỏng.

3. Lên đến 55o thì chỗ da đó bị chết hư.

4. Lên đến 60o thì sức phá hoại ăn sâu vào những bộ phận kế bên trong.

Phàm sau khi cứu, vết bỏng ban đầu hiện màu đỏ sẫm, vài ngày thì biến thành màu trắng xám hoặc
trắng nhợt. Thử cắt lấy một chút dùng kinh hiển vi mà xem thì da ngoài mất sự cấu tạo vốn có của nó,
nên lớp da mỏng bên ngoài, lỗ chân lông, hạch mồ hôi, ống bài tiết hoàn toàn bị phá hoại. Nhưng tại
chỗ ấy thần kinh tri giác nhất thời tiêu mất nên tri giác tạm thời tê dại, đến năm, ba ngày sau thì thần
kinh tri giác tiềm duy được khôi phục, những mầm thịt mới sanh đều đầy đủ, huyết quản hồi phục chánh
thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.