Sterp-tomycine là một thứ thuốc trụ sinh đương đầu với loại vi trùng âm (nghĩa là thuốc có tánh
dương, tăng nhiệt lực) và không có nhiệt độ, nhiệt xuống thấp, mạch hai bộ Thốn chìm, đó là đối
chứng, đối mạch của nó.
Có một người phụ nữ vì tư phong bị chửa hoang, sợ quá mới phá thai, khi thai bị hư rồi trở nên bệnh
Tử Cung làm mủ, mỗi ngày nóng li bì. Vào nữ y viện chữa trị bằng cách nào không rõ, trải qua mấy
tháng trường bệnh nhân biến chứng, nếu không hơi nóng thì là hơi lạnh, nếu không Tử Cung chảy mủ thì
là băng. Tất cả Tây y, Trung y ở tỉnh đều không chữa được, đến xin nhận xét nơi kẻ dịch này. Sau khi
khám xong, thấy mạch cổ tay hai Thốn chìm, sáu bộ đều yếu kém, mạch đập chỉ trên 60 nhịp trong 1
phút, thỉnh thoảng mệt, choáng váng hồi hộp, hai chân lạnh, khám bụng thấy phản ứng giảm đi 6, 7
phần. Vì thấy tình cảnh người bệnh như thế, kẻ dịch này thử mạo muội chữa xem. Trước cho mỗi ngày
uống một thang thuốc chén thập toàn, có kèm theo thuốc cầm máu Tử Cung (phương này kèm theo mạch
nặng nhẹ, cao thấp mà cho phân lượng, tác dụng của nó mường tượng như Tây y dùng tổng hợp sinh tố,
nhưng có qui củ minh bạch rõ ràng) và tổ chức sự ăn uống hàng ngày, cấm hẳn những thức ăn nguội
lạnh, liên tiếp một tuần, kế đó cho đi song phương với mỗi ngày một gram streptomycine (tiêm thịt)
liên tiếp mười ngày nữa, đồng thời cho thêm nước biển. Đến đây người bệnh thấy nóng, thấy nực, hai
chân hết lạnh, biết đói bụng, thì nhiệt độ bắt đầu lên, bèn ngưng streptomycine, cho đi kèm với
pénicilline 200.000 mỗi ngày, độ một tuần sau thâu công.
Một đứa bé 8 tuổi, hai bên hố vai vùng xương gánh nổi hai bên mục nhọt to bằng quả trứng gà. Cả
Trung y lẫn Tây y ở ngoài đều dùng thuốc trụ sinh, tiêu sưng, giải độc v.v... nó cũng chỉ xẹp xuống gần
bằng mặt da thì cứng ở đó không tiến nữa. Nếu có thêm thuốc, đứa trẻ trở nên tinh thần tiều tụy. Cha
mẹ đứa trẻ đưa vào bệnh viện, bác sĩ bảo không mổ không khỏi, mà mổ cũng nguy. Đem trở về đến kẻ
dịch này, theo sự nhận xét thấy rằng độc bệnh tuy thuộc loại dương nhưng vì khí huyết suy kém, nhiệt
độ không đủ, hai bộ Thốn mạch đi chìm; do đó mà độc trở vào trong tạng phủ, không phá miệng không
tan. Kẻ dịch này bèn một mặt dùng thuốc thêm sức khỏe, tăng nhiệt lực làm cho mạch hai bộ Thốn trở
lại bình thường, đồng thời phối hợp với thuốc tiêu sưng, giải độc. Bệnh liền ứng theo thuốc mà đỏ lên,
lần tan đi và sức khỏe của đứa bé cũng lần được hồi phục, tức là khỏi mổ.
Hai trường hợp thất bại trên đây phải chăng chỉ bởi chú trọng ở phương diện đối trị với độc bệnh mà
khinh thường vấn đề âm dương, hư thiệt, sắc mạch và thế quân bình của tổng thể mà ra? Và biết đâu
cũng chính vì chỗ này mà tinh thần khít khao của cổ Á Đông vẫn chiếm phần siêu việt?
Tất cả bệnh nội thương đều quan hệ mật thiết đến tinh thần, mà bệnh Ung Thư lại càng quan hệ mật
thiết hơn. Từ tâm lý bị kích thích biến động đến khi bệnh Ung Thư thành hình, vấn đề thời gian rất là
quan hệ; đây cũng là một định luật, hai điểm trên đây làm cho bệnh Ung Thư phải đòi hỏi một phương
pháp điều chỉnh toàn diện thần kinh hệ tương đương và chỗ này tác dụng của tôn giáo rất có quan hệ.
Nhưng tiếc thay, tác dụng của tôn giáo là để đưa loài người ra khỏi bến mê, để an ủi trên tinh thần, để
điều chỉnh lại sự mất thăng bằng gây nên đau khổ, thế mà loài người dựa hẳn trên tướng để gây thêm
mê muội, để làm cho thêm đau khổ trên tinh thần, để càng mất thăng bằng cho cơ thể.Cho nên chỗ này
cũng là một kẽ hở để cho bệnh Ung Thư được chỗ kéo dài và tác dụng của tôn giáo cũng bị mờ đi một
góc. Thật là một điều đáng tiếc. Trong đây sẽ có nhiều điểm chứng minh.
Nói để cải thiện sinh hoạt cho người bệnh, chỉnh đốn tinh thần khán hộ đối với bệnh Ung Thư nếu
không có một tổ chức dưỡng đường thật khít khao thì cũng chưa dễ được như ý muốn của tác giả. Nên