chế tạo ra chất Ventriculine. Bất cứ một bộ phận nào khi thiếu chất bồi bổ này, ít thì làm ra bệnh, nhiều
thì khó thể sinh tồn. Cho nên thiên Dưỡng Sinh có nói: “Đừng để động tinh, đừng để lao mình, trở về
với lặng lẽ thì có thể sống lâu. Vả chăng, tịnh thì sanh thủy, động thì sanh hỏa. Thủy có thể sanh vạn
vật, hỏa có thể khắc vạn vật”. Chữ “thủy” của Trung y gọi đây tức là chỉ cho chất nước Nội Phân Bí
mà nói. Chúng ta không may gặp phải toàn là hoàn cảnh đau buồn, trong những trường hợp giận dữ có
người gọi đó là: lửa Gan bộc phát, theo đây mà xem, cái gọi là “lửa”, tuyệt không phải là thứ lửa bình
thường chúng ta nấu nước, mà là một chất Nội Phân Bí quá nhiều, làm cho số đường trong máu bị tăng
lên. Đó là hiện tượng thần kinh trung khu bị kích động vậy. Thử xem mạn tánh kích thích mà liệt kê như
sau đây:
2. Tinh thần kích thích
Cổ nhân cho rằng bảy tình: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, e, sợ hãi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Theo
chỗ nhận thức của Phong Tiều này thì đó là một sự phát minh cực kỳ vĩ đại của cổ Trung y, thật là chỗ
thấy độc đáo, nay để giới thiệu cùng giới Y học thế giới, chúng tôi xin lần lượt đem nguyên lý bảy tình
gây bệnh mà trình bày như sau:
Mừng: Nội Kinh nói: “Vui mừng thì khí hòa chí đạt, dinh vệ được lưu thông nên khí hòa hưỡn vậy”.
Đây là nói mừng quá độ mất sự tiết chế, đều có thể sanh ra bệnh hoạn. Cho nên cũng có nói: “Vui
mừng hại Tim”. Căn cứ theo sự nghiên cứu của Y học cận đại thì vui mừng quá độ, tạng Tim bị kích
thích thái quá đến nỗi giãn tung ra, sự tuần hoàn theo đây mà đình trệ.
Nước tôi có chuyện dân gian truyền miệng với nhau rất lâu đời mà ai ai cũng biết là truyện Trình Giảo
Kim đời Đường vì vui cười quá độ mà lìa trần! Đó là cớ vui mừng cuồng loạn chẳng những gây nên
bệnh tật, mà còn có thể dẫn đến mất mạng! Ngày quốc khánh của nước Mỹ vì vui đùa cuồng loạn mà
có kẻ say rượu, ca hát quá độ đến chết, có kẻ bơi thuyền, đi xe mà chết, có kẻ bị kẹt máy móc mà tàn
phế.
Thường mỗi năm có nghe một số rất đông người bị nạn như thế, ai mà chẳng kinh ngạc! Chỉ một
chuyện vui mà quên mình, thần kinh không thể khống chế nổi. Thế thì có phải là vô cùng nguy hiểm
không? Căn cứ theo thống kê của Hiệp Chúng Xã năm 1952 ở nước Mỹ thì trong hai ngày lễ Giáng
Sinh số người chết vì rủi ro có đến 418 người. Lại căn cứ theo kinh điển của Bát Nhựt Lộ Thấu Xã
của Đông Kinh
[11]
có một người đàn bà Nhật bảy ngày ở trong rạp hát lớn vì cười quá mà chết. Theo
lời bình luận của Tổng cục Cảnh Sát thì người đàn bà này vì xem hài kịch cười quá độ làm cho máu
tràn lên Óc mà chết.
Giận: Nội Kinh nói: “Giận quá khí nghịch làm cho ói máu và ỉa chảy”. Chữ “giận” là nói một hiện
tượng giận dữ. Nội Kinh nói: “Giận hại Gan”. Người trải qua một phen lên cơn giận dữ thời chất nước