PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 15

phân bí tế bào trong Gan kích thích làm cho lượng đường trong máu tăng gia, để phát sanh toan hóa
(hóa acid) và kích thích bộ thần kinh vận động ở vùng trung khu của Óc, thậm chí phát sanh cơn giật.
Cho nên ngày xưa có chuyện Lạng Tương Như giận quá tóc chỉa ra ngoài mũ, đó là nguyên nhân hệ
thần kinh trung khu bị chấn động kịch liệt, phát sanh co giật. Người xưa nói: “Khí thế tung hoành không
thể nén xuống được gọi là giận”. Ta hãy xem binh bị thường có những chuyện một phen giận dữ quắc
mắt hô to muôn ngựa đều kinh hoàng. Thế nên trong khi thạnh nộ có thể giết người. Thầy thuốc và bệnh
nhân đều phải răn dè vậy.

Lo: Người xưa nói: “Lo làm hại người”. Lời nói này rất có diệu lý. Lo lắng không những làm cho thần
kinh khổ muộn, cũng rất dễ phát sanh tắt huyết (huyết uất). Trong trận Thế chiến thứ hai, nước Đức tập
trung đàn bà giam vào một nơi, những ai đã bị giam cầm, trải qua hàng nửa năm trường không có kinh
nguyệt. Sau khi được thả về nhà, đến bốn năm tháng sau mới trở lại trạng thái bình thường. Ở Trung
Quốc dân gian thường có câu tục ngữ: “Chớ lo lắng, lo lắng quá độ sẽ bị mất sữa không đủ cho con
bú”, đó là từ chuyện những bà mẹ vì con nhỏ mà nói, đủ chứng minh lo lắng quá độ có trở ngại cho sự
bài tiết của mạch sữa ở lồng ngực. Cho nên Nội Kinh có lời rằng: “Lo hại Phổi”.

Nghĩ: Nội Kinh nói: “Nghĩ thì tâm có chỗ giữ, thần có chỗ về, chánh khí giữ lại không tan, cho nên khí
kết lại”. Cho nên Nội Kinh nói: “Nghĩ hại Tỳ” phải biết rằng quá nghĩ tưởng là rất khổ. Ví như giữa
nam nữ vì tương tư mà phát sanh ra bao việc không may, nào tự tử, tự sát chẳng hạn. Đời có những
hạng si nam mê nữ từng cặp, từng cặp hy sinh một cách vô lý không biết bao nhiêu mà kể. Cho nên
ngày có chỗ nghĩ, thì đêm có nằm mơ thoạt tốt thoạt xấu, thần hồn phiêu phưởng, đến nỗi ảnh hưởng
thần kinh thác loạn, như chúng ta thường nghe, như thế đều bởi hậu quả của sự nghĩ quá mà phát sanh.

Buồn: Nội Kinh nói: “Buồn thì cuống Tim bóp thắt, buồng Phổi co rút lại, dinh vệ không thông, nóng
uất ở trong mà khí hao mòn vậy”. Trong thời gian kháng chiến, Tương Tác Quân tiên sanh ngay khi
đang ăn cơm trưa, thoạt nghe người nhà bắn tin em ông bị tử thương, ông nghe xong buồn đau khôn
xiết, liền đi lo liệu tang ma, đói no không thường. Ba tháng sau phát sanh bệnh Ung Thư Dạ Dày, rồi
đến chết mất. Ở trong tình trạng đại cuộc biến động, bất an phát sanh những việc bi thảm, so với thời
bình tăng lên gấp bội. Nội kẻ đất khách tha hương buồn nhớ quê nhà cũng rất lắm người.

E: Nội Kinh nói: “E ngại là tinh mất, tinh mất thì thượng tiêu bế tắc. Thượng tiêu bế tắc thì khí trở
xuống, khí hãm thì hạ tiêu trướng. Hạ tiêu trướng nên khí càng không thông vậy”. Khổng Tử nói: “Tâm
có e sợ thì không còn chánh nữa”. Lý luận như thế rất đúng. Căn cứ theo lời của đa số bệnh nhân:
“Trong khi quân Phiệt Nhật Bản chiếm Hồng Kông, kỷ luật bừa bãi làm cho nhân dân một phen sinh
hoạt khốn khổ dị thường, suốt ngày tinh thần nơm nớp dưới gươm súng, gót sắt của bạo tàn, cho nên tất
cả phụ nữ đều bị bệnh vàng da, mất máu, kinh bế cả. Có một viên Không Quân Lục Chiến mỗi khi qua
một trận nhảy dù trở về mất hết vài kilo vì thần kinh khẩn trương quá độ, bị kích thích tế bào trong thân
teo nhỏ lại, chất phân bí của hệ thống Thận Dương (mũ Thận) mất tác dụng kích thích đưa máu đi lên.
Căn cứ theo sự trắc nghiệm của chuyên gia thì nhân viên hàng không sau khi trải qua một phen phi hành
nguy hiểm thì hạt Máu Trắng bị mất 40%; đó chỉ là một người bị bệnh thần kinh mà hoàn cảnh có hiện
tượng Máu Trắng hao hụt như thế. Trên kia là tuyến mũ Thận tác dụng chánh thường, đây là tuyến Mũ
Thận phát sanh một thứ phản ứng sai lầm vậy. Nên Nội Kinh nói: “Khủng thương Thận”. Như thế phải
chăng rất là chánh xác. Nội Kinh là học thuyết trải qua mấy ngàn năm, đến nay vẫn là mới mẻ. Như thế
cũng đủ làm gương cho các nhà khoa học vậy .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.