kỳ bí.
Dẫu cho khoa học tiến đến một mức nào, hoặc cân hoặc lường, hoặc khám phá, hoặc quan sát, hoặc
máy móc, tìm lấy một cách ăn khớp tức thì (như nước trong pha lẫn nước trong) trong trường hợp dùng
thức ăn hay thức uống vào cơ thể cũng không thể được; đó là bốn điều kỳ bí.
Đây chẳng qua chỉ là nêu sơ để làm lệ mà thôi. Dựa vào sức kỳ bí này, bình tâm trầm tư chính xét thì
thấy cái gọi là cực kỳ tinh vi của khoa học ngày nay, như những cuộc thay Tim đi nữa, đối với sức kỳ
bí này cũng chẳng qua là một việc của trẻ con mà thôi. Cách áp dụng hợp phương của Trung y có khi
dựa vào chứng, có khi dựa vào mạch, có khi dùng phương chết, có khi dùng phương sống, mà dựa vào
mạch, vào phương sống lại chiếm phần rộng rãi hơn. Dưới đây là vài điều minh chứng:
Ví dụ như bệnh máu lên (áp huyết cao) nếu muốn dùng Nga Truật để trị (dù đó là chỗ sở trường của nó
đi nữa) thì ít ra cũng nhận xét xem bệnh phát từ đâu? Trên khám bệnh Gan có cứng không? Trên mạch
cổ tay tả Quan có huyền, thiệt, động, đại không? Và tất cả 6 bộ chỉ có tả Quan là có hiện tượng đặc
biệt như thế không? Trên 6 bộ cùng với triệu chứng bên ngoài, tạng nào hoạt động thiếu, tạng nào hoạt
động thừa, mạch với niên vận có ăn khớp không? Bệnh thuộc về âm hay thuộc về dương? Sau khi quan
sát minh bạch rồi mới được quyền đặt nó công năng chánh hay công năng phụ và phải đi với vị thuốc
nào, mỗi vị phân lượng bao nhiêu, phải uống vào giờ nào, phải ăn uống điều dưỡng bằng cách nào,
sinh hoạt tinh thần bằng cách nào cho ăn khớp với toàn diện. Cách áp dụng Giới Tử để trị bệnh Ung
Thư cũng giống như vậy, cho nên đối với Á Đông, sự áp dụng thuốc trên y học cũng giống như cách
đánh cờ tướng, hoặc cách điều động trận mạc. Tuy là y học, nhưng cũng có câu châm ngôn như: “Anh
hùng không đất dụng võ” hoặc: “Vì để hở cho nên giặc cướp mất đường lương”, “dụng dược như dụng
binh”, “không giết người dưới ngựa”, “không làm lương tướng cũng phải làm thần y”, v.v...
Chỗ khắt khe nhất của chiến trường là khi gặp phải trường hợp 2 bên đồng một thứ y phục, đồng chủng
tộc, đồng màu da, làm cho khi tiếp tế cũng như khi áp chiến sẽ gặp vô cùng trở ngại nguy hiểm. Nếu
không tiếp tế cho đủ lương thực thì sức đâu để đánh giặc, mà tiếp tế không khéo thì lại là nối giáo cho
quân thù; chỗ này có một động cơ nhiệm mầu bí mật. Việc trị bệnh Ung Thư cũng giống như vậy.
Tế bào thần kinh ủy mị, hệ thần kinh suy nhược, mất sức khống chế từng chỗ hoặc toàn thân hoặc ở
chót vót của một bộ phận thần kinh ở một nơi nào, màng bao tế bào suy kém, hạt nhân tế bào phát sanh
phân tách, và tế bào phân tách ấy ngao du tụ tập một cách dị thường; đó là nền tảng của bệnh Ung Thư.
Thế nghĩa là gì? Nghĩa là ngược lại, nếu tế bào thần kinh hết ủy mị, hệ phận thần kinh hết suy nhược,
sự khống chế được vãn hồi, màng bao tế bào được điều chỉnh, phân giải được sự vun tập và bài tiết
các chất độc do sự tụ tập dị thường gây nên, ai làm được như thế tức là trị được bệnh Ung Thư (đó là
cắt nghĩa theo kiểu tân học).
Tuy nhiên, nền tảng của bệnh hết 80% bắt rễ từ tinh thần biến động, thần kinh hệ lại không nơi nào
giống nơi nào, hình thức bệnh muôn vàn sai khác. Do đây mà mới nói khó, mới nói kỹ thuật, mới nói
nghiên cứu, mới nói phương pháp sống. Kẻ dịch này tin rằng: Nếu áp dụng theo một phương pháp chết,
đóng cứng nào, dù dùng thuốc theo Trung hay Tây, dẫu có kết quả đi chăng nữa cũng chẳng qua là nằm
trong lãnh vực trẻ con, hên xui, mệt mỏi mà thôi vậy.
Muốn có những tác dụng như đã nêu trên chỉ với số thuốc hiện có của Trung y, nếu đừng vướng phải
một lệ thuộc nào bên ngoài, nếu kỹ thuật sắp xếp được minh bạch thì bệnh Ung Thư cũng đủ hết đường