PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 152

ẩn núp (chỗ này không thể chỉ dùng hình thức vật chất không mà được). Cho nên kẻ dịch này nói nếu
thấu triệt tác dụng chót vót thần kinh hệ của mỗi nơi, kiểm soát được suốt tâm cơ biến động, rõ ràng
định luật khí hóa âm dương minh bạch được hết tánh lý của từng vị thuốc, thì phần thủ thắng toàn diện
là việc rất tầm thường. Cho nên phương pháp dùng thức ăn không chất bổ để bỏ đói tế bào Ung Thư
cho chết, ta cứ chín chắn mà tư duy thì cũng biết rõ được là còn nằm trong cái bất đắc dĩ, miễn cưỡng.

Chỗ này, kẻ dịch này thành thật nghiêng mình kính cẩn trước cái học Nội Kinh của Kỳ Huỳnh, thương
hàn của Trọng Cảnh mà hiện nay chưa mấy ai khám phá hết.

Vũ trụ bao la, vạn hữu đầy dẫy. Khi chưa đến lúc cần dùng thì vật nào cũng đều không phải thuốc, khi
đến việc cần dùng thì tất cả vạn vật đều có thể trở thành là thuốc. Nơi nào có bệnh ấy tất có thuốc ấy,
hễ có bệnh ấy, tất có thuốc ấy; đây quả là một định luật. Sở dĩ chưa phải là một định luật chỉ vì ra phải
cái mù lòa.

Có khi một việc mà cổ nhân đã mấy ngàn năm lịch lãm mà ngày nay chúng ta chỉ mới biết bắt đầu. Tuy
mới bắt đầu, nhưng cũng có khi cơ hồ như kẻ đi sau ngồi trên cổ người đi trước.

Nói về tăng cường chất Nội Phân Bí chống độc để đối phó với độc bệnh Ung Thư, trong đây tác giả có
nêu lên phép tạng khí trị liệu. Nếu tác giả chỉ thuần đứng về mặt danh lợi, chỉ nhắm vào kết quả hiện
tại mà nói thì sự chu tất khỏi phải bàn thêm. Nhưng vì tác giả đã là người học Phật, đã từng nói tứ đại
giả hợp và đã từng kêu gọi tạo lấy phúc duyên, chỗ này nếu tác giả không khéo mà sa vào sở tri ngu mà
thôi vậy. Câu chuyện “Óc khỉ, cật gà trong những yến hội linh đình của các bậc đại nhân” sự thực nó
có đẹp đẽ gì mà ở nơi đây phải nhắc lại?

Tác giả đã bao lần hô hào kêu gọi tất cả các giới y học đoàn kết lại để cùng nhau giải trừ thống khổ
loài người và tác giả nguyện sẽ cống hiến cả một đời kinh nghiệm.

Trên lãnh vực nhân thuật mà có được một tấm lòng như thế, thực tình nơi kẻ dịch này cũng thấy không
phải là một điều phổ thông. Nhưng tiếc thay! Sao tác giả không nới nang thêm một chút nữa để tránh
khỏi tư vị riêng cho loài người và rồi sẽ đi đến để lầm thêm cho nhân loại! Chỗ này dẫu là Bồ Tát
cũng phải minh bạch.

Có một vị Tấn sĩ

[22]

dược khoa Tây y người Việt Nam sang nghiên cứu Trung y về bệnh nóng bại

(Poliomyélite) teo sụn chân. Khi thấy được ánh sáng, ý muốn đem ra trình bày trong giới Tây y để may
ra sẽ có nhiều hợp tác mới dễ hơn chăng? Nhân một vị đại diện cho Hàn lâm Tây y sang Việt Nam
nghiên cứu về bệnh ấy, vị Tấn sĩ dược khoa đến hội kiến trình bày tự sự. Vị bác sĩ đại diện ấy nói:
“Trị bệnh nóng bại sao lại có nhiều thuốc thế?”

Đại khái ý vị bác sĩ ấy nói phải phát minh được giống vi trùng gì? Phân chất được chất thuốc gì? Chất
đó đã có thí nghiệm trong loài vật nào? Đã trải qua bao nhiêu trường hợp bệnh, kết quả có giống nhau
không? Nếu như thế, dẫu cho bằng phương pháp sống nào, trị được 10 người đều khỏi cả mười cũng
kể là không thành vấn đề.

Nhìn qua cách trả lời với tác giả của vị bác sĩ Trung Hoa trên kia và cách trả lời của vị bác sĩ đại
diện với vị Tấn sĩ dược khoa Việt Nam dưới đây chúng ta cũng đủ tưởng tượng được khái niệm về
khoa học của đa số người đời nay, tâm lý mê tín của loài người thế nào và lượng sóng hô hào cổ võ
kêu gọi đoàn kết để xây dựng cho hậu lai của tác giả nó vang động được đến đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.