Thứ nhất là sự thiếu hiểu biết, nghĩa là chúng ta có thể phạm sai
lầm vì khoa học chỉ giúp giải thích được một phần hữu hạn về sự
tồn tại và vận hành của thế giới. Vẫn còn đó những công trình chúng
ta chưa biết làm thế nào để xây dựng, những cơn bão nằm ngoài dự
báo, và nhiều người chết vì bệnh tim mà chúng ta chưa biết cách nào
ngăn chặn được.
Lý do thứ hai là không có khả năng, vì có những trường hợp, dù
đã được trang bị đầy đủ kiến thức, nhưng chúng ta không thể áp
dụng chính xác. Đó là những cao ốc được xây không đúng quy cách
và bị sụt lún, là cơn bão tuyết mà các nhà khí tượng đã bỏ qua tín
hiệu cảnh báo, hay là vết thương mà bác sĩ quên hỏi về hung khí gây
ra.
Những câu chuyện của John chỉ là ví dụ nhỏ giữa muôn vàn
khó khăn mà nền y học đầu thế kỷ của chúng ta đang phải đối mặt.
Càng suy nghĩ về chuyện này, tôi càng không khỏi ngạc nhiên khi
nhận ra hiện nay hai nguyên nhân trên lại đổi chỗ cho nhau. Nghĩa
là, gần như trong suốt lịch sử loài người, sự thiếu hiểu biết đã chi
phối đến đời sống con người. Bằng chứng là khi dịch bệnh xảy ra,
chúng ta hầu như không thể tìm ra nguyên nhân hoặc tìm ra phương
thức để chữa trị hiệu quả, kịp thời. Đến nay, mặc dù khoa học đã
trang bị cho con người nhiều kiến thức hơn, nhưng chúng ta vẫn
thất bại vì khả năng hạn chế. Mà điều đó không khác gì sự thiếu
hiểu biết.
Bệnh tim là một ví dụ. Vào những năm 50, chúng ta hầu như
không có cách nào để ngăn chặn hay chữa trị. Nếu ai đó bị lên cơn
đau tim, chúng ta chỉ biết tiêm morphine để giảm đau, có thể cho
thở oxy, rồi để bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn trên giường vài tuần,
nghĩa là bệnh nhân không được phép ngồi dậy và đi vào phòng vệ
sinh vì lo ngại điều đó sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Ngoài ra, mọi
người chỉ biết chắp tay cầu nguyện với hy vọng bệnh nhân sớm ra