họ tham gia thì hẳn sẽ rất thú vị. Nhưng thực hiện một cuộc thăm dò
nghiên cứu ở vùng chiến sự thì có vẻ không phù hợp lắm.
Tôi cũng muốn các bệnh viện tham gia phải thật đa dạng – cả
những nước giàu, nghèo và trung bình. Ý kiến này gây ra sự ngạc
nhiên ngay tại trụ sở của WHO. Các quan chức ở đây giải thích rằng
ưu tiên hàng đầu của WHO là tập trung giúp đỡ những nước nghèo,
do đó việc chi một khoản đáng kể nhằm thu thập số liệu ở những
nước giàu sẽ khiến nguồn tài trợ cho những nơi khác bị hụt đi.
Nhưng tôi cho rằng sai sót trong phẫu thuật có thể xảy ra ở bất cứ
đâu. Và danh mục kiểm tra có thể giúp cải thiện tình hình ở bất cứ
đâu. Một khi danh mục kiểm tra thể hiện được tác dụng tích cực ở
những nước có thu nhập cao, thì thành công đó có thể trở thành
động lực để các cơ sở y tế nghèo hơn áp dụng. Thế nên, chúng tôi
nhất trí để các bệnh viện ở những nước giàu tham gia, nếu họ đồng
ý tự thu xếp chi phí phục vụ việc nghiên cứu.
Một yêu cầu nữa là những bệnh viện tham gia phải để các quan
sát viên kiểm tra tỷ lệ thực tế của biến chứng, tử vong và sai sót
trong hệ thống chăm sóc phẫu thuật trước và sau khi áp dụng danh
mục kiểm tra. Đây không phải là vấn đề nhỏ. Hầu hết các bệnh viện,
cả ở những nơi có thu nhập cao nhất, đều không nắm được những
con số này. Mà việc quan sát chắc chắn sẽ gây khó khăn cho họ. Cuối
cùng, chúng tôi cũng đã có tám bệnh viện trên khắp thế giới sẵn
sàng chờ thực hiện danh mục kiểm tra thử nghiệm.
Có bốn bệnh viện thuộc những nước có thu nhập cao và nằm
trong số những bệnh viện hàng đầu trên thế giới: Trung tâm Y tế Đại
học Washington ở Sea le (Mỹ), Bệnh viện Đa khoa Toronto
(Canada), Bệnh viện Thánh Mary (Anh) và Bệnh viện Thành phố
Aukland (New Zealand). Bốn bệnh viện ở những nước có thu nhập
thấp và trung bình là: Bệnh viện Đa khoa Philippines ở Manila, lớn
gấp đôi những bệnh viện ở các nước giàu mà chúng tôi vừa kể; Bệnh