khi được làm việc ở đó. Tôi được biết mỗi năm có hơn 200.000 bệnh
nhân nước ngoài đến Jordan để khám chữa bệnh, đem lại thu nhập
một tỷ đô-la cho nước này.
Tuy nhiên, điều tôi không thể lý giải được là làm thế nào mọi
người trong ê kíp mổ có thể vượt qua sự phân biệt giới tính nghiêm
ngặt ở đây. Nhớ lại lúc mới đến đây, khi ngồi bên ngoài nhà hàng
quan sát người qua lại, tôi đã nhận thấy đàn ông và phụ nữ gần như
luôn tách rời nhau. Hầu hết phụ nữ trùm khăn che kín đầu. Tôi bắt
đầu làm quen với một trong những bác sĩ phẫu thuật - một thanh
niên trẻ gần 30 tuổi, là người hướng dẫn cho tôi trong dịp ghé thăm
bệnh viện. Thậm chí, chúng tôi còn ra ngoài xem phim cùng nhau.
Khi biết anh có bạn gái là sinh viên đã tốt nghiệp (họ quen nhau đã
được hai năm), tôi liền hỏi anh là sau bao lâu kể từ lúc quen nhau,
anh được nhìn thấy mái tóc của cô ấy.
- Chưa lần nào cả. - Anh chàng trả lời.
- Thôi nào. Chưa lần nào thật sao?
- Chưa bao giờ.
Anh ta chỉ thấy được vài sợi và biết là tóc cô gái có màu nâu
sẫm. Ngay cả trong mối quan hệ hẹn hò thời hiện đại có phần Tây
hóa, với những cặp đôi có trình độ học vấn cao, thì tập tục này vẫn
phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Ở các phòng mổ, tất cả các bác sĩ phẫu thuật đều là nam, trong
khi hầu hết y tá là nữ. Tỷ lệ nam nữ trong nhóm bác sĩ gây mê thì
cân bằng. Phụ nữ vẫn luôn trùm khăn kín đầu và hầu hết họ tránh
nhìn đàn ông. Trong bối cảnh như vậy, tôi tự hỏi liệu kiểu làm việc
theo nhóm như trong danh mục kiểm tra yêu cầu có khả thi không.
Tuy nhiên, tôi từng bước nhận ra rằng không phải tất cả đều như
vậy. Các nhân viên đã không ngần ngại bỏ qua các nghi thức khi cần