khám. Hoàng tử William và Harry đã được sinh ra tại đây. Đứa con
trai bị tàn tật của thủ lĩnh Đảng bảo thủ, David Cameron, cũng được
chăm sóc ở đây. Nhưng nơi này trông chẳng có vẻ gì là sang trọng -
vẫn là một bệnh viện công theo hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia,
phục vụ bất kỳ người dân Anh nào, không tính phí và không hề
phân biệt đối xử.
Quan sát 16 phòng mổ ở đây, tôi nhận thấy chúng khá giống
những nơi tôi từng làm việc ở Boston – hiện đại và đầy đủ thiết bị
công nghệ cao. Nhưng quy trình phẫu thuật thì hơi khác. Chẳng
hạn, thay vì được gây mê bên trong phòng mổ, các bệnh nhân lại
được gây mê ở bên ngoài rồi sau đó mới được đẩy vào trong. Như
vậy có nghĩa là phần đầu tiên của danh mục kiểm tra sẽ phải thay
đổi. Các bác sĩ gây mê và y tá tuần hoàn không mang khẩu trang -
điều này đối với tôi chẳng khác nào phạm phải trọng tội. Tuy nhiên,
tôi phải thú nhận là đến lúc này, người ta vẫn chưa chứng minh
được sự cần thiết phải mang khẩu trang đối với các nhân viên không
làm việc gần vết mổ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, hầu hết thuật ngữ
mà ê kíp mổ sử dụng nghe rất xa lạ. Tôi thường không hiểu họ nói
gì, cho dù tất cả chúng tôi đều dùng tiếng Anh.
Ở Jordan, môi trường làm việc lại có những điểm đặc biệt riêng.
Các phòng mổ ở Amman trông khá sơ sài – đây là đất nước đang
phát triển, các thiết bị thì khá cũ – nhưng họ lại có hầu hết những
thứ quen thuộc cho một bác sĩ phẫu thuật và mức độ chăm sóc y tế
dường như rất tốt. Một trong các bác sĩ phẫu thuật mà tôi gặp là
Iraqi. Anh được đào tạo ở Baghdad và hành nghề ở đó cho đến khi
Mỹ tấn công Iraq vào năm 2003. Tình hình chiến sự căng thẳng đã
buộc anh phải chạy trốn cùng gia đình, bỏ lại nhà cửa, tài sản và
công việc. Trước đây, Baghdad là nơi cung cấp một số dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tốt nhất khu vực Trung Đông. Nhưng những luật lệ hà
khắc của Saddam Hussein đã bóp chết nền y tế Iraq. Anh nói Jordan
bây giờ lại là nơi có dịch vụ y tế tốt nhất và anh cảm thấy may mắn