PHÚT DỪNG LẠI CỦA NGƯỜI THÔNG MINH - Trang 189

giải thích là luôn có rủi ro biến chứng, mà rủi ro nguy hiểm nhất là
cắt phải tĩnh mạch chủ – mạch chính đưa máu chảy về tim - có thể
gây chảy máu nghiêm trọng, đe dọa mạng sống. Nhưng tôi cam
đoan với ông là khả năng ấy rất thấp.

Tuy thế, một khi bạn ở trong phòng mổ, rắc rối có thể xảy ra

hoặc không. Và với ông Hagerman, tôi đã gặp phải rắc rối.

Tôi đang thực hiện ca mổ nội soi cắt bỏ khối u. Tôi quan sát các

thiết bị trên màn hình thông qua máy quay mà chúng tôi đã đưa vào
cơ thể bệnh nhân. Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ. Tôi có thể nâng gan
lên và ở phía xa bên dưới, tôi phát hiện thấy một khối u màu vàng
sậm, mềm, giống như lòng đỏ của quả trứng đã luộc chín. Tôi thận
trọng tách khối u ra khỏi tĩnh mạch chủ. Việc này không quá khó,
nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Khi gần như toàn bộ khối u đã được lấy ra,
tôi đã làm cái điều mà tôi chưa bao giờ làm trước đó: tôi cắt phải
tĩnh mạch chủ!

Đây đúng là một thảm họa. Giống như tôi đã đâm một lỗ ngay

tim bệnh nhân. Máu chảy ồ ạt. Sau khoảng một phút, gần như toàn
bộ máu của bệnh nhân đã chảy vào ổ bụng. Tim ngừng đập. Tôi lập
tức rạch một vết mổ lớn để mở lồng ngực và bụng nhanh nhất, rộng
nhất có thể. Tôi cầm lấy quả tim bệnh nhân trong tay và bắt đầu ép –
một hai ba ép, một hai ba ép – để giữ cho máu chảy về não. Bác sĩ
phụ mổ giúp tôi giữ áp suất trên tĩnh mạch chủ để làm chậm dòng
máu chảy. Nhưng nắm chặt trái tim bệnh nhân trong những ngón
tay mình, tôi có cảm tưởng như trong đó đã không còn chút máu
nào.

Tôi nghĩ thế là hết. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đưa ông

Hagerman còn sống ra khỏi phòng mổ. Tôi giết ông ấy mất rồi.

Nhưng chúng tôi đã lướt qua danh mục kiểm tra lúc đầu ca mổ.

Khi đến mục tôi có nhiệm vụ dự đoán ê kíp nên chuẩn bị bao nhiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.