máu cho bệnh nhân, tôi nói: “Tôi không nghĩ bệnh nhân sẽ mất máu
nhiều. Tôi chưa bao giờ để bệnh nhân mất hơn 100 ml máu”. Chắc
chắn ca này cũng vậy. Nhưng tôi cũng nói thêm là do khối u ở sát
ngay tĩnh mạch chủ nên xét về lý thuyết, việc mất máu nghiêm
trọng vẫn có thể xảy ra. Y tá dựa vào ý này để kiểm tra xem đã
có đủ bốn đơn vị máu dự trữ sẵn trong ngân hàng máu hay chưa,
như thể chúng phải có sẵn – “phòng khi cần”, theo như cô ấy nói.
Xem lại mới thấy lượng máu đó vẫn chưa có sẵn trong ngân
hàng máu. Vậy là ngân hàng phải chuẩn bị bốn đơn vị cho chúng
tôi. Và chỉ bằng bước đơn giản này, danh mục kiểm tra đã cứu mạng
ông Hagerman.
Việc sử dụng danh mục kiểm tra thường xuyên đã trở thành kỷ
luật và đã tác động mạnh lên chúng tôi. Trong số những người có
mặt trong phòng khi bắt đầu ca mổ gồm bác sĩ gây mê, y tá gây mê,
bác sĩ phụ mổ, y tá phụ mổ, y tá tuần hoàn, sinh viên y khoa, tôi chỉ
mới có dịp làm việc với hai người, và tôi có quen biết bác sĩ phụ mổ.
Nhưng khi chúng tôi tự giới thiệu – “Atul Gawande, bác sĩ phẫu
thuật”, “Rich Bafford, bác sĩ phụ mổ”, “Sue Marchand, y tá” – bạn có
thể cảm nhận được mọi người trong phòng mổ đang nhanh chóng
vào tư thế sẵn sàng. Chúng tôi xác nhận tên bệnh nhân được ghi trên
chiếc vòng tay nhận dạng và tất cả chúng tôi đều biết tuyến thượng
thận nào sẽ được cắt. Bác sĩ gây mê khẳng định ông không có vấn đề
bất thường nào cần bàn bạc trước lúc bắt đầu. Các y tá cũng vậy.
Chúng tôi đảm bảo bệnh nhân đã được tiêm kháng sinh, một tấm
mền ấm đã được phủ lên người bệnh nhân, đã cho ông mang giày
ống được bơm phồng nhằm ngăn ngừa các cục máu đông. Lúc bước
vào phòng mổ, chúng tôi như những người xa lạ. Nhưng khi con
dao mổ chạm vào da bệnh nhân, chúng tôi đã là một ê kíp.
Kết quả là khi tôi làm rách tĩnh mạch chủ và gây ra một thảm
họa, mọi người vẫn giữ được thái độ điềm tĩnh. Y tá tuần hoàn gọi