PHÚT DỪNG LẠI CỦA NGƯỜI THÔNG MINH - Trang 47

Theo đó, khi có một ca cấp cứu nào, đội cứu thương sẽ báo để bệnh
viện chuẩn bị tim nhân tạo và thiết bị làm ấm cơ thể bệnh nhân. Và
nếu có thể, họ phải báo ngay trước khi đến hiện trường, vì lúc này
thời gian chuẩn bị là yếu tố mang tính sống còn. Còn người trực
tổng đài thì gọi cho những người còn lại thông báo chuẩn bị mọi thứ
và tất cả được đặt trong tư thế sẵn sàng.

Nhờ danh sách này mà họ đã có được thành công đầu tiên: cứu

sống cô bé ba tuổi đã bị ngưng tim nửa giờ. Sau đó ít lâu, Thalmann
chuyển sang một bệnh viện khác ở thủ đô Vienna. Nhưng các đồng
nghiệp cũ của ông vẫn tiếp tục áp dụng danh mục đó và họ đã cứu
sống ít nhất thêm hai trường hợp tương tự. Trường hợp đầu tiên là
người đàn ông bị đông cứng và mất mạch sau khi cố tự tử. Trường
hợp thứ hai là một người mẹ và đứa con gái 16 tuổi gặp tai nạn khi
chiếc xe của họ bay qua rào chắn an toàn, văng ra khỏi vách núi, rơi
xuống sông. Người mẹ chết ngay, còn cô con gái bị mắc kẹt trong
chiếc xe chìm dưới làn nước lạnh buốt. Cô bị ngưng thở khá lâu
trước khi đội cấp cứu đến.

Cũng kể từ giây phút đó, mọi việc diễn ra nhanh chóng và

chuẩn xác như một cái máy. Ngay khi đội cứu thương tiếp cận được
cô gái và bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi, bệnh viện đã được
thông báo. Ê kíp phẫu thuật đưa cô tới thẳng phòng mổ và tức tốc
gắn máy hô hấp nhân tạo. Các thao tác được thực hiện đầy đủ và
theo đúng trình tự cần thiết. Và nhờ đó mà cô gái có cơ hội trở lại
cuộc sống.

Khi cơ thể ấm dần, tim cô gái bắt đầu đập trở lại. Nằm trong

khu săn sóc đặc biệt, được thở máy, truyền dịch và tiêm thuốc vào
tĩnh mạch, cô gái đã có những bước tiến triển tốt, trong khi các bộ
phận cơ thể khác phục hồi từng ngày. Ngày hôm sau, các bác sĩ có
thể tháo hệ thống dây ống. Một ngày sau, cô đã có thể ngồi dậy và
chuẩn bị về nhà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.