anh ta làm việc. Không một bác sĩ phẫu thuật nào muốn làm việc ở
đó cả, anh nói thế. Ghana đang bị “chảy máu chất xám” khi rất
nhiều người lao động trình độ cao đã bỏ ra nước ngoài làm việc và
tìm kiếm cơ hội phát triển. Anh kể rằng toàn bộ bệnh viện chỉ có ba
nhân viên y tế - là các bác sĩ đa khoa chưa hề được đào tạo về phẫu
thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp có một bệnh nhân bị chảy máu
sau hai ngày đau đẻ, hay sốt vì viêm ruột thừa, hoặc suy phổi sau vụ
tai nạn xe máy, các bác sĩ ở đây bắt buộc phải làm một công việc mà
họ hoàn toàn chưa được đào tạo. Đó là phẫu thuật.
Anh nói: “Các anh có biết không, tôi làm tất cả mọi thứ. Tôi vừa
là bác sĩ nhi, bác sĩ khoa sản, vừa là bác sĩ phẫu thuật”. Anh có tài
liệu và cẩm nang kỹ thuật giải phẫu cơ bản. Cũng có một y tá giúp
anh, nhưng người này chỉ mới biết qua vài kiến thức gây mê căn
bản. Thiết bị trong bệnh viện rất nghèo nàn. Trình độ thì kém cỏi.
Thỉnh thoảng lại xảy ra sự cố. Nhưng anh vẫn cố hết sức. Bệnh viện
như thế đấy, nhưng thà có còn hơn không, anh bảo vậy.
Một kỹ sư công nghệ sinh học người Nga lên phát biểu. Công
việc chính của anh là theo dõi quá trình cung ứng và bảo trì thiết bị y
tế cho các bệnh viện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Và anh kể
cho chúng tôi nghe những sự cố nguy hiểm xảy ra ở những nơi được
trang bị rất nghèo nàn và cả những nơi toàn các thiết bị hiện đại.
Chẳng hạn, các thiết bị phẫu thuật không được bảo trì hợp lý đã
phát tia lửa điện và làm giật bệnh nhân; công nghệ mới không được
sử dụng đúng cách vì nhân viên y tế không được đào tạo đầy đủ; các
thiết bị cứu hộ quan trọng được cất kỹ trong tủ hay bị thất lạc nên
khi cần, người ta không thể tìm ra chúng…
Trưởng khoa phẫu thuật của bệnh viện lớn nhất tại Mông Cổ kể
lại tình trạng thiếu thuốc giảm đau. Rồi các bác sĩ khác từ châu Á,
châu Mỹ và Trung Đông cũng thuật lại tình trạng tương tự xảy ra ở
nước họ. Nhà nghiên cứu người New Zealand tiết lộ tỷ lệ tử vong