PHÚT DỪNG LẠI CỦA NGƯỜI THÔNG MINH - Trang 95

kỹ các chi tiết trong bản nghiên cứu, người ta thấy các số liệu đáng
kinh ngạc: trước thời điểm diễn ra cuộc nghiên cứu, bình quân số
bánh xà phòng mà mỗi hộ gia đình sử dụng không phải bằng không,
mà là hai bánh mỗi tuần. Nói cách khác, người dân đã sử dụng xà
phòng rồi.

Vậy nghiên cứu này đã thay đổi những gì? Hai vấn đề. Luby

nói, thứ nhất, “Chúng tôi giúp họ tiết kiệm khoản tiền dành để mua
xà phòng. Mọi người nói là xà phòng rẻ và hầu như nhà nào cũng có.
Nhưng chúng tôi muốn họ dùng nhiều hơn nữa. Mà họ thì lại quá
nghèo. Vì thế, chúng tôi giúp họ dỡ bỏ rào cản này”. Thứ hai, và
điều này rất quan trọng, dự án đã giúp người dân biết sử dụng xà
phòng đúng phương pháp.

Luby và nhóm nghiên cứu đã quan sát cách người dân rửa tay ở

Pakistan, Bangladesh và một số nơi khác tại vùng Nam Á. Họ nhận
thấy hầu hết mọi người đều rửa tay sau khi đi vệ sinh. Cho dù phải
đi khá xa mới đến chỗ rửa tay, người dân vẫn thực hiện việc rửa tay
sau hơn 80% số lần đi vệ sinh - một tỷ lệ khá cao. Nhưng họ rửa tay
không sạch. Họ thường rửa rất nhanh. Hoặc chỉ rửa qua loa. Thậm
chí, có người còn “rửa tay” bằng tro và bùn, chứ không phải xà
phòng và nước.

Cuộc thử nghiệm với xà phòng đã thay đổi hành vi đó. Các

nhân viên trong nhóm nghiên cứu đi đến từng nhà hướng dẫn chi
tiết cách rửa sạch tay – từ yêu cầu làm ướt hoàn toàn hai bàn tay, đến
xát xà phòng thật kỹ, rồi rửa sạch xà phòng, thậm chí là “lau tay vào
quần áo cho khô”, tuy điều này là không cần thiết lắm. Họ còn
hướng dẫn người dân làm quen với việc rửa tay vào những thời
điểm mà họ vốn chưa quen. Luby giải thích: “Người ta không nghĩ
cần phải rửa tay trước khi nấu nướng hay đút ăn cho trẻ”. Xà phòng
cũng là một yếu tố, “có loại xà phòng rất đẹp”, thơm và nhiều bọt
hơn loại người ta thường mua. Và người ta thích dùng những loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.