"Có chứ ạ, em cũng xin nhận lời không kiểu cách gì cả. Về một mình tối
nay thì buồn lắm".
Pierre, đã nghe thấy và bắt đầu phật ý vì sự thờ ơ của thiếu phu, lẩm bẩm
"Thế đấy, giờ đây chị góa bám chặt". Từ mấy ngày nay anh gọi nàng là "chị
góa". Cái tiếng ấy chẳng bỉêu lộ gì, chỉ riêng giọng nói khiến Jean bực dọc,
chàng thấy nó có vẻ độc ác và xúc phạm.
Và ba người đàn ông không nói năng gì nữa cho đến tận thềm nhà. Đó là
một ngôi nhà hẹp, gồm một tầng trệt và hai gác nhỏ, ở phố Belle
Normandie. Cô hầu gái Joséphine, mười chín tuổi, là người vùng quê đi ở
với công xá rất hạ, có đến cao độ cái vẻ ngơ ngác và súc vật của nông dân,
ra mở cửa rồi đóng lại, đi sau chủ nhân cho đến phòng khách ở tầng gác
gần nhất, rồi cô bảo:
"Có một ông nào ý đến đây ba bận".
Lão Roland, chẳng khi nào nói năng với cô ấy mà không hét lác không chửi
rủa, quát:
"Mẹ kiếp, ai đến mới được chứ?"
Cô chẳng bao giờ bối rối vì những tiếng la hét của ông chủ, nên nói tiếp;
"Một ông ở đằng ông công chứng ý".
"Công chứng nào?"
"Ông Canu ý chứ ai".
"Thế cái ông ấy bảo gì?"
"Bảo là ông Canu tự đến tối nay".
Luật sư Lecanu là công chứng viên và phần nữa là bạn của lão Roland,
trông nom công việc cho ông. Ông ta báo sẽ đến vào buổi tôi, là phải có
chuyện gì khẩn cấp và hệ trọng, và bốn người nhà Roland nhìn nhau, bối
rối vì tin này như những người gia sản ít ỏi thường bối rối mỗi khi có công
chứng viên can dự, sự can dự đó khơi dậy một loạt ý tưởng về khế ước, gia
tài, kiện tụng, những điều đáng mong hơn đáng sợ. Ông bố, sau vài giây im
lặng, nói nhỏ:
"Chuyện này có thể ra thế nào nhỉ?"
Bà Rosémilly cười bảo:
"Một gia tài đấy. Tôi tin chắc thế. Tôi đem lại vận may mà".