Với dung lượng không lớn, chỉ như một truyện ngắn, Pierre và Jean có cấu
trúc giản dị, văn chương trong sáng. Song, khảo sát sâu hơn, sẽ thấy bên
dưới vẻ tự nhiên, đơn sơ, là công phu, là sự lão luyện về phương diện ngôn
ngữ và thủ pháp thuật truyện.
Về mặt sự kiện, chất liệu của cuốn tiểu thuyết khá ít ỏi: trong một gia đình
có hai con trai, người em bất ngờ được thừa kế một tài sản lớn. Biến cố
không ở bản thân sự kiện, không do sự kiện tạo nên, mà ở những gì chúng
tiết lộ. Và câu chuyện là diễn tiến của một phát hiện – người con lớn phát
hiện quá khứ của mẹ mình, phát hiện quan hệ thực sự giữa các thành viên
trong gia đình mình. Dần dắt truyện vẫn là một người kể biết hết mọi điều,
nhưng ở đây sự "biết hết" rằng có chừng mực, bởi người này hay lẩn mình
đi tại những khoảnh khắc chủ chốt, hoặc cứ để lửng lơ một số điều không
được nói ra (như ý nghĩ của bà mẹ, của nàng thiếu phụ Rosémilly), hoặc
cho sự vật được soi rọi từ điểm nhìn của Pierre, người con cả. Phương thức
kể chuyện như thế khiến Pierre và Jean chuỷên thành cuốn tiểu thuyết viết
về quá trình của một tư duy, thế giới chính của truyện là thế giới tinh thần,
tâm trạng. Đó cũng là chất liệu ưa thích của tiểu thuyết thế kỷ XX, khi các
tác giả ngày càng có xu hướng đưa người đọc vào thế giới riêng của một
tâm tư, một trí óc, với những dằn vặt, ám ảnh, độc thoại nội tâm. Điều này
lý giải vì sao hiện nay nhiều nhà nghiên cứu lại đánh giá Pierre và Jean là
một bước chuyển từ truyền thống tiểu thuyết thế kỷ XiX sang tính hiện đại
đang manh nha.
Một yếu tố khác cũng khiến Pierre và Jean được coi như có tinh bán lề giữa
tiểu thuyết hai thế kỷ, giữa truyền thống và cái mới, đó là bài Tựa quan
trọng, một tiểu luận được Maupassant đặt cho tiêu đề "Tiểu thuyết". Như
một tuyên ngôn, bài Tựa phát biểu những suy nghĩ của Maupassant về phê
bình, về thể loại tiểu thuyết, về công việc sáng tác, và về chủ nghĩa hiện
thực.
Maupassant chống lại thiên kiến hẹp hòi trong phê bình và nhận xét rất
chính xác về tính chất mở của tiểu thuyết, một thể loại động, tự do, cho đến
bấy giờ vẫn theo quy phạm hoá chặt chẽ. Ông cũng nêu lên ý kiến của mình
về chủ nghĩa hiện thực, những ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay