thương hiệu một cách hợp lý và nghiêm túc, phải có thái độ rõ ràng trong các
điều kiện để bảo vệ và phát triển nó. Không được ơ hờ hay đánh đố nó để tới
đâu thì tới. Đối thủ, kẻ cơ hội, sự cố nảy sinh, sẽ làm bạn choáng váng, bối
rối và xử lý không kịp thời chính xác, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sau
một đêm, thương hiệu của bạn chỉ còn là sự chỉ trích, bàn luận của công
chúng và giá trị bằng không. Ở đây một kế hoạch dự bị khủng hoảng thực sự
cần thiết để bạn có cơ sở và định hướng xử lý hiệu quả. Hãy tự cứu lấy bản
thân trước khi kêu ai. Truyền thông và mọi người đến với bạn khi bạn còn
tồn tại và xử lý nó cùng với họ. Vì vậy hãy quan tâm nó như là sự sống còn
của mình vậy.
Người ta nói, lật ngược ván cờ, chuyển đổi tình thế, trong tình huống
khủng hoảng, đó chính là sự quản trị nó khôn ngoan và thành công. Sau
khủng hoảng sẽ đưa đến ấn tượng sâu sắc hơn, đẹp hơn trong lòng mối quan
hệ mục tiêu mà bạn làm được. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng giá trị thương
hiệu và nâng cao vị thế của mình hơn trong thương trường bởi nó chứng
minh năng lực thực tế của tổ chức bạn trên thương trường. Điều này có thể
gọi là trong rủi có may, hay biến cái rủi thành cái may. PR thực sự sẽ làm tốt
điều này, chỉ cần họ có CAR là được.
Trong quá trình khủng hoảng xảy ra, hãy cẩn thận với thông tin hay
thông điệp mà bạn hay người đại diện phát ngôn đưa ra cho công chúng biết.
Nếu thông tin không chính xác, hậu quả thật khó lường. Theo lẽ thường, khi
khủng hoảng xảy ra, giới truyền thông là người đầu tiên quan tâm mạnh
nhất, nhanh nhất. Do vậy hãy chuẩn bị kỹ tất cả những thứ cần thiết và có thể
cung cấp được để giúp họ tác nghiệp dễ dàng và hợp lý. Nếu ta có động thái
cản trở, gây khó khăn cho họ, lập tức, sự nghi vấn, thành kiến mức độ hài
lòng không cao trong họ gia tăng. Họ sẽ đặt ngay cây hỏi, không biết doanh
nghiệp đang có điều gì mờ ám, bí ẩn mà che giấu, không dám công khai
thông tin này v.v từ đó hàng loạt vấn đề sẽ nảy sinh. Thông qua truyền
thông, mức độ bất ổn trong các nhóm công chúng mục tiêu cũng như khác sẽ
càng gia tăng. Điều này quả là khó khăn đối với thương hiệu, và bạn sẽ phải
thật sự vất vả để cứu vãn nó.
Theo lẽ thường tâm lý con người theo thời gian, người ta hay bỏ qua, tha
thứ và quên đi những gì mà họ cho rằng họ thấy vậy là đúng, là đã rõ vấn đề,
hoặc chính do họ chủ quan nghĩ vậy, hoặc do tác động bên ngoài mà họ tin
tưởng theo. Do đó trong việc giải quyết khủng hoảng, thường là công khai sự
thật, xin lỗi công chúng, nêu ý kiến và phương hướng giải quyết hậu quả và