PR LÀ SỐNG - Trang 40

tất cả các loại tổ chức nào, dù ở cấp độ nào, dù với lý do gì. Làm sao một
doanh nghiệp có thể hoàn hảo mà không có gặp nhiều sự cố xảy ra, ít nhất
một lần. Một con kiến có thể trị một con voi nếu đánh đúng điểm yếu, đối
thủ của tổ chức có thể là con kiến và gây nên thì sao. Thật vậy, bình thường
đã khó làm ổn định niềm tin trong các mối quan hệ mục tiêu rồi, nếu khủng
hoảng xảy ra thì càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong việc duy trì uy
tín và ấn tượng tốt trong họ. Vậy phải làm sao khủng hoảng xảy ra, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu, uy tín của tổ chức?

Theo lẽ thường khi khủng hoảng xảy ra, khách hàng không có mấy quan

tâm đến vấn đề trách nhiệm, sự tồn vong của doanh nghiệp đối với họ.
Những cái khách hàng quan tâm như giảm giá, sức khỏe, tiện lợi v.v mà sản
phẩm dịch vụ bạn đã cung cấp cho họ, họ có lẽ thất vọng về điều đó hay
những thứ tương tự. Họ quan tâm đến lợi ích của sản phẩm dịch vụ mà họ bỏ
đồng tiền ra để thưởng thức giá trị của nó. Tên tuổi thương hiệu của bạn, suy
cho cùng chỉ là cái tên sẽ bị quên đi, nếu nó không gắn liền với cái lợi ích họ
đang cần. Tuy nhiên nó lại là tài sản rất lớn, quyết định sự tồn vong của
doanh nghiệp bạn. Còn việc cạnh tranh, nợ nần, hay uy tín và sự chiến đấu
của bạn thế nào khi sự cố xảy ra, đó là chuyện của bạn. Họ và bạn đơn giản
là mối quan hệ mua và bán, suy cho cùng là vậy.

Vậy bạn phải làm sao để quản trị các mối nguy gây khủng hoảng cho

doanh nghiệp đây. Nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, bảo hiểm, chính quyền
và các cơ quan hữu quan, con nợ, đối thủ cạnh tranh, kẻ cơ hội, áp lực nhân
viên, đối tác v.v lại liên tục đổ dồn về bạn, bạn phải xử lý ra sao? Hãy nghĩ
đến PR ngay khi bắt đầu công việc và sử dụng nó một cách khéo léo sẽ giúp
bạn có phương pháp hiệu quả để xử lý vấn đề này.

Theo Webter’s new Collegiate, thì khủng hoảng là một sự bất ổn, một

thời khắc tệ hại, hay một tình trạng hoặc các tác động bên ngoài sẽ nảy sinh
làm nên sự khác biệt sâu sắc hoặc là tốt hoặc là xấu.

Khủng hoảng theo lẽ thường, nó có nghĩa là tình trạng xấu hơn là tốt.

Khủng hoảng tài chính 1997 ở châu Á, khủng hoảng nước và dịch bệnh ở
châu Phi, hay khủng hoảng tinh thần sau sự kiện 11 tháng 9 ở Mỹ, khủng
hoảng tâm lý sau chiến tranh v.v. Đó là những khủng hoảng mang tính chất
xấu và để lại hậu quả rất lớn, chẳng những cho chính người bị hại mà còn
cho một cộng đồng đó nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.