phục hồi hợp lý, hoặc là ý kiến của người hoặc cơ quan phát ngôn thứ ba có
chức vụ quan trọng, hoặc các ngành chức năng liên quan, nhằm khẳng định
về tính chất vụ việc. Ví dụ, do sự cố máy tính, có thể mời chuyên gia công
nghệ thông tin; sự cố an toàn thực phẩm có thể là ban chức năng của bộ y tế
hay viện kiểm định an toàn thực phẩm v.v.
Người ta nói phòng lửa hơn chữa lửa. Do vậy, hãy đề phòng khủng
hoảng ngay trong quá trình hoạt động. Không phải chỉ nằm trên bản kế
hoạch bằng giấy mà từ trong quá trình hoạt động của tổ chức. Hoạt động tổ
chức kiểm soát nhân sự, chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi, học tập
nghiên cứu, hoạt động với khách hàng, sản xuất, vận chuyển, cung cấp thông
tin, bản quyền, hậu mãi, bảo hành, hoạt động an ninh, an toàn môi trường,
đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoạt động truyền thông, cộng
đồng .v.v phải luôn được lưu ý và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ, hoạt động an
ninh, cháy nổ, nếu không lưu ý, lơ là, thì dễ dàng nảy sinh sự cố và hậu quả
thì thật khó lường.
Hơn nữa, mỗi khủng hoảng thì khác nhau với những tính chất, tình
huống hoàn cảnh khác nhau. Nó yêu cầu một sự chuẩn bị chu đáo với những
khả năng tình huống và cách xử lý chi tiết. Ngoài những hướng dẫn chính
như ai chịu trách nhiệm, người phát ngôn, bộ phận xử lý chính, phải cần
những phương thức giải quyết linh động và các quyết định xử lý kịp thời
những tình huống ngoài dự đoán mà nó có thể phát sinh, cái có thể gây nên
những điều tồi tệ hơn.
Một khi khủng hoảng đã được giải quyết và bắt đầu giai đoạn phục hồi,
PR phải luôn quan sát và điều chỉnh hoạt động hợp lý. Người làm PR phải
luôn thực hiện các phần kế hoạch PR tiếp theo một cách chu đáo và cẩn thận,
nhằm hướng công chúng đến cái đẹp, ấn tượng thương hiệu và lợi ích hơn
cho họ. Họ sẽ có cơ hội đánh giá khả năng và vị trí của tổ chức sau khủng
hoảng, nhằm lấy lại niềm tin trong họ, một điều thật sự giá trị và cần thiết
trong tâm trí khách hàng và các nhóm quan hệ mục tiêu. Thường thì các
chính sách khuyến mãi, khích lệ và cảm ơn niềm tin của khách hàng là
những động thái được họ yêu mến và thích nhất.
Nói về việc hoạt động với truyền thông, người làm PR phải thật sự hiểu
họ, hiểu được các giá trị, thuận và bất lợi từ họ trong việc chuyển tải thông
tin về ngành đặc thù của mình, nếu không tác dụng sẽ bị ngược, giá trị sẽ
không cao. Thậm chí nó còn tạo nên tai họa cho bạn, tai họa PR, phản ứng