không lâu trước chiến tranh, người còn lại mất trong cuộc bao vây.
Cha mẹ ông sống sót và nhìn chung, phải tự đối phó với chấn thương
của chính mình. “Cha mẹ tôi không muốn nói về đề tài này”, Vladimir
Putin nhớ lại “tôi có nghe về chuyện này khi có khách hay những
người quen trò chuyện về thời kỳ đó”. Không đủ chỗ ở, gia đình Putin
phải sống trong căn hộ tập thể. Cậu thiếu niên dạo chơi trên phố, trong
sân. “Mỗi người sống, như khép kín trong chính mình”, Vladimir
Putin mô tả như thế thời kỳ đó, “tôi không thể khẳng định chúng tôi là
một gia đình rất tình cảm, rằng chúng tôi trò chuyện nhiều. Cha mẹ tôi
chủ yếu là im lặng. Đến giờ tôi vẫn ngạc nhiên sao họ có thể sống sót
được qua bi kịch ấy”. Lịch sử của thành phố là một trong nhiều
nguyên nhân khiến cậu thiếu niên mơ về nghề tình báo. Còn lại là
những tưởng tượng lãng mạn của một cậu trai 15 tuổi về những cuộc
phiêu lưu, về hải ngoại, về việc trở thành anh hùng. Ở trường phổ
thông, cậu học tiếng Đức, và ở đại học cũng vậy. Vladimir
Vladimirovich là thí dụ của một sinh viên Xô viết bình thường. “Để
đạt được thành công, tôi tập trung vào hai việc: thể thao và học tập. Và
điều đó đã có hiệu quả”, ông kể về giai đoạn đó của cuộc đời. “Tôi
quan tâm tới chính trị nhưng không thể khẳng định rằng vào tuổi 20,
tôi đã cân nhắc sâu sắc những vấn đề chính trị. Khi đó, tôi không biết
gì về những vụ trấn áp của Stalin liên quan tới KGB, hay về những
người bất đồng chính kiến, như nhà vật lý Andrey Sakharov”.
Ông không nghi ngờ những gì xem được trên ti vi và đọc được
trên báo. Còn mơ ước về công việc tương lai của ông có thành không,
dẫu sao cũng do người khác quyết định. Sau kỳ thi, ủy ban quốc gia
nhóm họp. Đại diện các cơ cấu chính quyền chọn các ứng viên mà họ
thấy thích hợp. Ước mơ của Putin đã thành sự thật. Sau kỳ thi quốc gia
năm 1975, KGB (Cơ quan tình báo Nga) chọn luật gia vào làm việc và
huấn luyện ông cho bộ phận tình báo nước ngoài. Đầu tiên, ông phục
vụ vài năm ở Saint Petersburg, sau đó được chuyển về