thường không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để quảng bá cho nhân vật thứ
nhất của đất nước dưới một góc nhìn thích hợp.
Và khi Peskov bổ sung rằng cái bắt tay của Putin vẫn còn mạnh
như trước, mạnh đến nỗi có thể bẻ gãy ai đó, mọi người bắt đầu bàn
tán những phương án khác nhau. Phổ biến từ thời Yeltsin, những lời
bàn tán và công thức này được sử dụng mọi lúc, khi Tổng thống
đương nhiệm ốm đau hay khi mức cồn trong máu tăng cao đến nỗi
không cho phép ông ta xuất hiện công khai. Công thức quá khứ này
thường chẳng tiên đoán điều gì tốt đẹp.
Chuyện gì đã xảy ra? Đột quỵ? Âm mưu? Đảo chính cung đình?
Hoặc có thể, Putin đang bị nhốt trong hầm mật của Kremlin? Hay tất
cả chỉ là một thủ thuật truyền thông tinh vi để lôi kéo công chúng khỏi
những khó khăn kinh tế và chính trị?
Một cựu Cố vấn Tổng thống viết trên blog mình rằng Tổng thống
đã bị những người ủng hộ đường lối chính trị cứng rắn lật đổ và đang
bị quản thúc tại gia, còn chủ mưu là Nhà thờ Chính thống giáo. Chẳng
bao lâu nữa, theo lời ông ta, sẽ có tuyên bố trên đài truyền hình, theo
truyền thống tốt đẹp của điện Kremlin, rằng ông Putin muốn có một sự
nghỉ ngơi xứng đáng khỏi lịch làm việc điên cuồng những năm qua.
Nhiều người nhận định, đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng cuộc đua
tranh vào ngôi vị kế thừa rõ ràng đã kết thúc bằng thắng lợi của một
trong các ứng viên.
Các nhà báo thậm chí còn hỏi cả đại diện Nhà Trắng, liệu
Washington có biết Putin đang ở đâu không, và liệu Barack Obama có
được báo tin về việc Putin đã biến mất không, để tránh khỏi những
phản ứng khó lường. Nhưng vị đại diện cáu kỉnh của Nhà Trắng không
đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Ông ta bảo, việc luôn phải biết Tổng
thống Mỹ đang ở đâu đã là quá đủ với ông ta, còn về Tổng thống Nga
thì nên hỏi những cơ quan Nga có liên quan ấy.
Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác mỗi giờ lại đưa ra
những giả thuyết âm mưu mới. Một số giả định khá đơn giản. “Bạn