gì khác ngoài sự lập lại những phiên tòa tiêu biểu thời Stalin. Các nhà
báo phương Tây tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh vì nhân quyền
ở Nga.
Chiến lược của các nhà truyền thông khẩn khoản dựa vào nền
chính trị mực thước của phương Tây, đã thành công. Mặc cho những
cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi, Tổ chức ân xá quốc tế đã tuyên bố
Khodorkovsky là “tù nhân chính trị”. “Để đạt được điều này phải là
‘một cuộc đấu tranh lâu dài’, Yuri Schmidt, một trong những luật sư
đã bảo vệ thành công cho Khodorkovsky nói trong cuộc trò chuyện
với chúng tôi ở văn phòng, “nhưng chúng tôi đã làm được”. Người
luật sư Petersburg chuyên về nhân quyền đã biết luật gia Putin từ thời
ông còn là Phó Thị trưởng. Ngay từ khi đó, Schmidt đã là đối thủ của
Putin. Nhờ sự thừa nhận của Tổ chức Ân xá quốc tế, Khodorkovsky
được sự ủng hộ trên khắp thế giới nhiều hơn, trong số đó có ở Đức.
Thí dụ, đại biểu Đảng Xanh Marieluise Beck đã đưa vụ án Moskva
vào danh sách những nhiệm vụ chính trong công tác chính trị của
mình những năm sắp tới, thường xuyên bay tới Moskva và trò chuyện
với các đại diện báo chí nước ngoài và Đức. Bà liên tục và không mệt
mỏi vạch trần bất cứ sự bất công nào cùng với chồng mình là Ralph
Fuchs, người đứng đầu Quỹ Henrich Boll, bổ sung hiệu quả vào cuộc
vận động này nhờ cương vị của mình (174). Những chính khách nhu
Angela Merkel hay Barack Obama cũng đưa ra những nhận xét về tính
“định kiến” của các tòa án Nga và công khai kêu gọi Tổng thống trả tự
do cho cựu tài phiệt.
Trong số các chính sách của mình, những người bảo vệ
Khodorkovsky đã chọn một chiến lược kép. Ngoài những lời kêu gọi
đạo đức, các luật sư và cựu cổ đông Yukos đã đệ đơn lên Tòa án Nhân
quyền châu Âu ở Strassburg. Họ khẳng định phiên tòa xét xử
Khodorkovsky và Yukos được tạo ra bởi những động cơ chính trị, còn
những đòi hỏi thêm về thuế đã được đưa ra hoàn toàn nhằm để đẩy
công ty vào tình trạng phá sản và đã bán nó với giá thấp hơn giá thị