trường. Các cổ đông đòi Nhà nước Nga phải bồi thường tới 75 tỉ đô la
(175).
Tòa án Strassburg lại nhận định khác. Họ buộc Nga phải bồi
thường các cổ đông Yukos 1,5 tỉ euro bởi việc thực hiện một số khoản
phạt tiền là bất hợp pháp. Tuy nhiên, cáo buộc chính cho rằng phiên
tòa chống Khodorkovsky có động cơ chính trị thì đã bị hủy bỏ bị đơn
Nga (176).
Kết luận của tòa khẳng định: “Việc một đối thủ có thể trong lĩnh
vực chính trị hay kinh doanh, gián tiếp hay trực tiếp có lợi bởi phiên
tòa, không thể giữ chính quyền khỏi việc truy tố người đó, nếu có
những cáo buộc nghiêm trọng chống lại ông ta”. Những bằng chứng
chống lại Khodorkovsky ở tòa án Nga, theo ý kiến của các quan tòa
châu Âu, là “những nghi ngờ hợp lý” để truy tố hình sự. Họ cũng phê
phán một số hoàn cảnh của việc tạm giam, thế nhưng việc phục hồi
cho cựu tài phiệt như điều mà những người ủng hộ ông đang hy vọng
đã không thành ở Strassburg (177).
Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã xét xử vụ án theo kiểu
khác. Họ tuyên ban lãnh đạo Nga phải trả tiền bồi thường 50 tỉ đô la,
bởi khác với Tòa án châu Âu, họ đánh giá vụ án có tính chính trị
(178). Tòa trọng tài không phải là tòa án theo nghĩa cổ điển của từ, mà
giống như một cơ quan hòa giải. Nó đề nghị các bên xung đột một nền
tảng giải quyết tranh chấp không cần tòa án thông thường. Hình thức
giải quyết này được xem xét trong những văn kiện như Thỏa thuận
thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu (TTIP) để trao cho doanh
nghiệp cơ hội tranh cãi với quyết định của chính phủ bên ngoài tòa án
tư pháp chung. Phán quyết của nó bắt buộc phải được thi hành. Nga đã
kháng án quyết định này tại tòa chung thẩm Hà Lan. Các cổ đông bắt
đầu tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài (179). Sau khi các tài khoản Nga
ở các nước thành viên EU đầu tiên bị phong tỏa hồi tháng 6-2015,
Vladimir Putin tuyên bố sẽ đấu tranh: “Quan điểm của chúng tôi rõ
ràng, chúng tôi không công nhận thẩm quyền của tòa án này” (180).