độ quân sự, tính đến cuộc đấu tranh chống lại việc Hồi giáo hóa đang
tiếp tục trong khu vực. Trong vòng vài tháng, có vẻ như quan điểm
của Nga chiếm ưu thế. Quả thật, chẳng bao lâu, vào cuối tháng 6-
2012, năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở
Geneva đã đi tới thỏa thuận liên quan tới một chính phủ chuyển tiếp ở
Damascus do Assad đứng đầu. Cho tới lúc đó, số người chết vì nội
chiến đã lên tới 60 ngàn người (231).
Thế nhưng, quyết định được đưa ra trong quá trình đàm phán
không là gì hơn một văn bản in trên giấy. Một tuần sau, nhà trung gian
quốc tế Kofi Annan tuyên bố không chỉ về thất bại cá nhân mà còn về
thất bại của thỏa thuận Geneva (232). Nhân danh “những người bạn
Syria”, trong số đó, bên cạnh Arabia Saudi còn có Qatar và Thổ Nhĩ
Kỳ - tất cả đều là những đối thủ quyết liệt của Assad và là những nhà
bảo trợ chiến tranh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã vi phạm
thỏa thuận Geneva mà khó khăn lắm mới đạt được, và yêu cầu Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ một giải pháp quân sự
(233).
Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từ bỏ vai trò đặc
sứ Liên Hợp Quốc ở Syria, chỉ trích Hoa Kỳ mạnh mẽ: “Nếu các
người coi việc yêu cầu Assad từ chức là điều kiện tiên quyết, thì các
người đang làm cho nỗ lực đưa những con người ấy ngồi vào bàn đàm
phán trở nên bất khả thi. Bởi rõ ràng, ông ta sẽ không đồng ý (234)”.
Assad sẽ còn nắm quyền nhiều năm.
Snowden và sự khác biệt trong tiếp cận
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không cấp “carte-blanche”
cho việc tiến hành chiến dịch quân sự. Trung Quốc và Nga đã bỏ
phiếu chống. Bởi Syria sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn, Barack
Obama cảnh báo trong trường hợp chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa