nhà văn Andrey Kurkov viết trong Nhật ký Maidan của mình ngày 21-
11-2013, ngày từ chối ký thỏa thuận (261). Ông sống cách Maidan 500
mét. Cuộc đối đầu sẽ kéo dài nhiều tuần và sẽ tiếp tục phát triển.
Nỗi giận dữ chống lại những “người ở phía trên”, và việc không
mong muốn tiếp tục hòa hoãn với tình trạng không lối thoát, nghèo đói
và tham nhũng - là những yếu tố thúc đẩy biểu tình chống lại hành
động của chính phủ, người vừa nhổ
hợp ký thỏa thuận, việc Ukraine chính thức gia nhập EU cũng chỉ có
thể xảy ra sau nhiều năm nữa. Đối với những người tụ tập trên Quảng
trường Độc Lập, châu Âu là hiện thân của giấc mơ ấp ủ về sự phồn
vinh và trật tự, là hy vọng rằng ngoài đời thường buồn chán và tất cả
những mất mát gắn với họ, có thể còn có một triển vọng khác. Ở đây
còn nói về những “món nợ” chính trị cũ mà chính quyền lẽ ra phải trả
từ lâu. Đất nước đang bên bờ vực phá sản. Không chỉ hy vọng vào
tương lai tươi sáng, cuộc biểu tình trực tiếp chống lại những hành
động cứng rắn của cảnh sát vài ngày trước đã thôi thúc nhiều người
đến Maidan vào thời điểm trước Giáng sinh còn là cách để nói lên
tiếng nói đanh thép của mình.
Quảng trường sau những cuộc đụng độ vừa qua đang được bảo vệ
bằng những chốt cách mạng. Các nhóm tổ chức tốt và hoạt động hiệu
quả của những người cốt cán quan tâm tới việc sao cho mỗi ngày, nhờ
công tác hậu cần được hoạch định cẩn thận, sẽ có nhiều hơn những
người biểu tình từ các tỉnh có thể đổ về Kiev bằng xe buýt. Chủ yếu là
từ miền tây Ukraine, còn ở miền đông - từ Donetsk, Kharkov hay
Crimea thì ít hơn (262).
Tòa nhà công đoàn và Tòa Thị chính nằm cạnh quảng trường, trở
thành trụ sở chính với chỗ ăn và chỗ ngủ. Cuộc chống đối giờ đây đã
được tổ chức trên cơ sở bán quân sự. Các lều quân sự đứng thành
hàng, trên đó có hàng chữ “Nơi tuyển tình nguyện viên”. Có cả chỉ
huy trưởng - Andriy Parubiy từ Lvov, một chính trị gia không che giấu