mạnh điểm chính yếu của chương trình hành động mà ông đề nghị:
“Cái chính là chúng ta cần học không phải bằng lời, mà là tính đến lợi
ích chiến lược của nhau trên thực tế”.
Nhiều năm sau, Vladimir Putin vẫn tin vào tính đúng đắn của các
đề nghị của mình. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi ở Sochi cuối
năm 2013, ông đã đưa ra một số lập luận hỗ trợ cho những cân nhắc
địa chính trị như: trên lý thuyết, với chúng tôi, việc xích lại gần châu
Âu không tệ, nước Nga có tài nguyên thiên nhiên, châu Âu có bí quyết
kỹ thuật. Trong kế hoạch dài hạn, điều đó sẽ mang đến thắng lợi cho
cả hai bên”.
Mục đích của ông vẫn là thỏa thuận chung EU và Ukraine, mà
trong triển vọng đồng thời sẽ giúp thay đổi các tiêu chí kỹ thuật của
Nga với các nước như Belarus và Ukraine, để chúng tương thích với
các tiêu chuẩn châu Âu; và bằng cách đó, trở nên có khả năng cạnh
tranh. Vì những lý do này mà ông, trong nhiều năm đã cố gắng để Nga
được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà những
quy tắc bắt buộc của tổ chức này trong quy mô quốc tế đang xác lập
điều gì có thể làm và điều gì không thể. Sau 17 năm đàm phán khó
khăn, Nga đã vượt qua rào cản này và năm 2012, chính thức trở thành
thành viên WTO.
Quyết định thiển cận của EU bác bỏ đề nghị của Nga mà không
xem xét nghiêm túc đã làm Putin phật ý. Trong cuộc trò chuyện với
chúng tôi, ông phàn nàn rằng những năm qua, châu Âu cứ nói với
chúng tôi một chuyện: Ukraine không liên quan đến các ông, chúng
tôi đâu có can thiệp quan hệ của ông với Trung Quốc, nên ông đừng
can thiệp vào quan hệ của chúng tôi với Canada
. Việc “phân lập”
kinh tế Ukraine, ông xem như một cuộc tấn công chính trị trực tiếp.
Cách tiếp cận kỹ trị và quan điểm của ban lãnh đạo Brussels mà theo
đó, quan hệ của Nga với Ukraine không còn ý nghĩa được ông đánh
giá như một chiến lược nhằm chống lại nước ông. Không sẵn sàng
thảo luận việc can thiệp triệt để đến thế với những hậu quả nghiêm