vũ trang bằng luận điểm về sự răn đe hạt nhân mà đối với ông, nó có
một lợi thế: không dựa vào thiện chí của các đối thủ tiềm năng mà
hành động như một yếu tố răn đe kẻ thù. Putin công bố tăng kho vũ
khí hạt nhân đất nước lên 40 tên lửa liên lục địa.
“Các chính quyền, dù là ở Moskva hay Washington, ẩn náu trong
các chiến hào của chiến tranh lạnh và tìm kiếm các nguy cơ ở khắp
nơi”, nhà báo Frank Lubberding viết trên trang blog Wiesaussieht của
mình. Blogger này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của những ý tưởng
này đối với việc đưa tin. Tuy vậy, tư duy bằng những phạm trù của
chiến tranh lạnh không chỉ đặc trưng cho các chính phủ bị bệnh hoang
tưởng. Virus này đầu độc chính các phương tiện truyền thông đại
chúng, những tờ báo tự đào các chiến hào cho mình, trong đó còn có
thể phát hiện việc cấm đoán hàng loạt “những người nước ngoài
không mong muốn” vào nước của mình. Sự phê phán không còn được
xem như một hiện tượng tự nhiên; cũng như các chính phủ ở Moskva
và ở Washington, trên các phương tiện truyền thông, nó được thay thế
bàng việc tìm kiếm những đối thủ chính trị (345).
Tháng 12-2014, hơn 60 đại diện nổi tiếng từ các lĩnh vực chính
trị, khoa học, văn hóa và y tế, nhận thức được tác hại của những tâm
trạng đang bị hâm nóng một cách giả tạo này, đã đưa ra lời kêu gọi
khẩn cấp, cảnh báo việc triển khai chiến tranh với Nga và yêu cầu một
chính sách hòa dịu mới đối với châu Âu, nhưng họ hầu như không thể
in chúng trên báo Đức. Lời kêu gọi được soạn thảo và ký tên không
phải bởi những người tham gia thiên vị của cuộc đấu tranh cho hòa
bình, mà là những người nổi tiếng đến từ những trường phái chính trị
khác nhau, thí dụ như cựu Tổng thống Liên bang Roman Herzog, cựu
Thủ tướng Liên bang Gerhard Schroeder, cựu Chủ tịch SPD Hans-
Jochen Vogel hay Antje Vollmer của Đảng Xanh. “Một cuộc chiến
tranh nữa ở châu Âu sao? Không phải nhân danh chúng tôi” là tiêu đề
của lời kêu gọi đăng trên Zeit online.