Kỷ nguyên của Guido Westerwelle, người tiền nhiệm của
Steinmeier, là thời kỳ mà trong lịch sử hiện đại của Đức, một Bộ
trưởng Ngoại giao thực sự không đóng vai trò gì. Khi Westerwelle
nhậm chức, Philip Murphy - Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức - đã viết cho các
đồng nghiệp của mình ở Bộ Ngoại giao tại Washington rằng tân Ngoại
trưởng là “một đại nhân không tiếng tăm” và ông ta “có thái độ mâu
thuẫn với Hoa Kỳ”. Trong những sự vụ nghiêm trọng, Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ vì thế thích làm việc với Văn phòng Thủ tướng Liên bang
hơn. Cố vấn của bà Angela Merkel về chính sách đối ngoại, Christoph
Heusgen, vì thế đã trở thành “ngoại trưởng thứ hai”, như spiegel viết
(32).
Và đích thân Phủ Thủ tướng Liên bang, như việc phát triển tiếp
theo của các sự kiện chỉ ra, đã im lặng đồng ý với việc chính Hoa Kỳ
ra quyết định chuyện gì nên và không nên xảy ra ở Ukraine. Quan
chức Brussels, khi đó là Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel
Barroso cũng đã gây áp lực lớn lên Ukraine, yêu cầu phải chọn lựa
giữa Tây và Đông. Vào năm 2014, cựu Thủ tướng Liên bang Đức
Helmut Schmidt đã chỉ trích ủy ban châu Âu khi nói về việc vị cao ủy
châu Âu “can thiệp quá tích cực vào chính trị thế giới, mặc dù đa số
họ chẳng hiểu gì về nó”, như đã thấy trong “nỗ lực kết nạp Ukraine”.
Mâu thuẫn này, theo lời Schmidt, nhắc ông nhớ tới tình hình năm 1914
trước Thế chiến thứ nhất, mà lại “ngày càng nhiều và nhiều hơn”. Ông
không muốn nói đến Thế chiến thứ ba, “thế nhưng nguy cơ căng thẳng
tình hình theo kiểu tháng 8-1914 tăng từng ngày” (33).
Giấy xác nhận “ly hôn” giữa Ukraine với Nga được chính thức
công bố trong Công báo chính thức của EU cuối tháng 5-2014, là một
văn kiện dài hơn 1.000 trang gồm lời mở đầu, 7 chương, 486 điều
khoản, 43 phụ lục và các biên bản khác nhau, trong đó, với sự thông
thái lố bịch đã mô tả tất cả các quan hệ của Kiev với đối tác mới Eli
(34). Để lập ra văn kiện này, trong vài năm, hàng đoàn các viên chức