được chúng tôi ăn với bánh mì năm 1991. Cũng như trước, bà vẫn
luôn giúp chúng tôi.”
(Mứt Mơ)
“... Người Mỹ xuất hiện với những bài giảng về yoga. Không,
chúng không làm chúng tôi no, nhưng giúp giảm stress và nhờ những
kiến thức Ẩn Độ, chúng tôi thành công khi biết có mặt ở cửa hàng
đúng vào giờ họ vất bỏ thứ gì đó để chộp lấy. Đương nhiên, việc ăn
chay rất có lợi, bởi khoai tây, cà rốt và củ cải thì rẻ và luôn có bán.
Một phụ nữ khôn ngoan còn dạy tôi nấu súp ‘tả pí lù’ và khi đó tôi
nghĩ, mình sẽ ăn mỗi bữa sáng, trưa, chiều một muỗng. Sẽ không chết
đâu!
Người Mỹ đến để kiếm lợi từ nguồn bông rẻ. Vải tự nhiên ở
phương Tây thì đắt. Ngược lại, mua một tấm khăn trải bàn bằng lanh
và sáu bộ khăn ăn giả 24 rúp ở Nga, có thể bán ở Mỹ với giá 500 đô
la!”
(Baba Yoga)
Nếu bạn đọc đến chương về tư hữu hóa ăn cướp trong cuốn sách
của Seipel, thì những câu chuyện “người thật việc thật” trên đây sẽ
minh họa sinh động cho thời kỳ đó. Đồng thời, nó cũng là minh họa
cho lời của Dostoyevsky về sự tỉnh thức khỏi ảo tưởng của người Nga
và sự tìm về với những giá trị truyền thống, mà với người Nga, đó là
tôn giáo và tinh thần dân tộc. Chẳng phải vô tình mà một độc giả nói
trong giờ phút đói khổ của cô, mứt mơ của người bà quá cố đã giúp
nhà cô chống chọi!
Có lẽ cũng sẽ có những bạn đọc, như lời Nhà xuất bản Thụy Sĩ,
thất vọng vì không tìm thấy trong cuốn sách Putin - Logic của quyền
lực những chi tiết về con người Tổng thống Nga ở góc độ riêng tư.
Một lẽ dễ hiểu, như tác giả nói từ đầu, ông không chọn phản ảnh chi
tiết này vì “tổng thống cũng có quyền có cuộc đời riêng”.